1.Trước hồi thuộc Pháp, xã hội Việt Nam căn bản là một xã hội phong kiến. Nền tảng của xã hội đó là kinh tế nơng nghiệp phần lớn có tính chất kinh tế tự nhiên. Ruộng đất là của vua quan và địa chủ phong kiến. Nông dân bị bóc lột áp bức nặng nề, sống rất cực khổ. Họ càng thống khổ hơn khi có bọn phong kiến nước ngồi đến thống trị. Họ cần được giải phóng. Họ cần có ruộng đất. Vì vậy nơng dân đã nhiều lần khởi nghĩa. Những lần họ đấu tranh rộng rãi và quyết liệt đều đưa đến một cuộc thay đổi triều đại trong nước hoặc một cuộc giải phóng dân tộc vẻ vang. Nhưng vì điều kiện kinh tế và xã hội chưa đầy đủ, thiếu một giai cấp tiền tiến lãnh đạo, cho nên trải qua bao nhiên thế kỷ, cuộc đấu tranh của nông dân không thay đổi được tính chất phong kiến của xã hội Việt Nam. 2. Từ khi bị đế quốc Pháp chinh phục, Việt Nam biến thành một thị trường độc chiếm, một nguồn cung cấp nguyên liệu, một nơi cho vay lấy lãi và một căn cứ đóng qn của thực dân Pháp. Tính chất tự cấp tự túc của kinh tế phong kiến Việt Nam bị lay chuyển.
Sau chiến tranh thứ nhất do chính sách "đặc biệt khai thác thuộc địa" của đế quốc Pháp, kỹ nghệ khai mỏ và kỹ nghệ nhẹ của Pháp được mở mang thêm ở Việt Nam. Giai cấp cơng nhân Việt Nam thành hình và trưởng thành mau chóng. Tư bản Việt Nam ra đời nhưng bị tư bản độc quyền Pháp đè nén nên không phát triển được mấy.
Chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp ở Việt Nam là một chính sách hẹp hịi, bảo thủ. Chính sách ấy làm cho Việt Nam hồn tồn phụ thuộc vào nước Pháp. Nó kìm hãm sức phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Nó kết hợp những hình thức áp bức bóc lột tư bản với những hình thức áp bức bóc lột phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho nhân dân Việt Nam nhất là công nhân và nông dân vô cùng thống khổ.
Trong chiến tranh thứ hai phát-xít Nhật xâm chiếm Việt Nam, chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam cũng phát-xít hóa. Nhân dân Việt Nam càng thống khổ hơn. Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Các khu căn cứ du kích phát triển và chính quyền nhân dân thành lập ở khu giải phóng Việt Bắc.
Song nói chung, dưới thời thuộc Pháp, xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến.
3. Năm 1945, bị qn đội Xơ-viết đánh bại, phát-xít Nhật đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Đơng dương, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nước cộng hòa dân chủ Việt Nam thành lập. Những cải cách dân chủ được thực hiện. Xã hội Việt Nam bước vào con đường dân chủ nhân dân.
Nhưng đế quốc Pháp trở lại xâm lược. Cuộc kháng chiến trường kỳ và toàn diện của dân tộc Việt Nam bắt đầu. Hiện nay được bọn can thiệp Mỹ viện trợ và bù nhìn phản quốc giúp sức, đế quốc Pháp đã đặt lại chế độ thuộc địa, phát-xít trên một phần đất nước ta.
Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong q trình cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và bọn can thiệp.