CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Nguyên nhân gây biến động, mức độ suy thoái và khả năng tự phục hồ
3.2.3 Khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển TP Hạ Long
Mặc dù điều kiện tự nhiên và môi trƣờng ở vịnh Hạ Long không thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây ngập mặn nhƣ vùng Cà Mau, song mọi nhân tố về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng (nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ muối ven bờ…) đều nằm trong ngƣỡng thích ứng của nhiều lồi cây ngập mặn, do đó khu hệ cây ngập mặn ở vịnh Hạ Long khá phong phú về thành phần loài. Điều hạn chế lớn nhất lớn cho RNM ở đây là không gian phân bố. Ở ven các đảo đá vơi nhƣ Cống
Đỏ, Bồ Hịn, Cống Tây, Vạn Giá, Hang Thầy, bãi Yên Thành, Yên Mỹ, Đầu Gỗ, Vƣờn Quả, Hịn Dều thƣờng có bờ đá dốc đứng hoặc vùng triều dạng bãi nhỏ hẹp, chất đáy là cát thô, sỏi đá, vỏ sinh vật, xƣơng san hô cũng không thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển và mở rộng diện tích phân bố của RNM. Ở vùng bờ lục địa nhƣ Cao Xanh – Suối Lại, Cọc 3, Cọc 8, Bãi Cháy, Cái Dăm tuy có vùng triều rộng lớn nhƣng đã bị thu hẹp diện tích do các hoạt động dân sinh nhƣ xây dựng cơng trình, đầm ni hải sản…những vùng diện tích đã mất không thể phục hồi đƣợc RNM nữa. RNM chỉ có thể phục hồi đƣợc ở những vùng bãi triều tự nhiên cịn sót lại. RNM có thể tự phục hồi đƣợc với các điều kiện:
- Có điều kiện sống thuận lợi: với điều kiện môi trƣờng hiện tại ở vịnh Hạ Long có thể thỏa mãn điều kiện này;
- Có nguồn giống tự nhiên có thể phát tán tới: trên các thảm RNM cịn sót lại ở vịnh Hạ Long vẫn còn nhiều loài cây ngập mặn phân bố (mặc dù mật độ thƣa thớt) do đó có thể đáp ứng đƣợc điều kiện này;
- Có khơng gian để cây ngập mặn phát triển;
- Điều hạn chế: không gian ở một số bãi triều hạn chế (nhất là ven đảo), chất đáy ít phù sa; sinh vật bám phát triển mạnh ở một số vùng làm hạn chế sự phát triển; các bãi triều là nơi thƣờng xuyên lui tới của ngƣời dân, cây con thƣờng bị dẫm đạp làm bật gốc và trôi ra biển.
Do đó, nếu khơng có (hoặc hạn chế tối đa) những tác động gây hại từ con ngƣời, các thảm cây ngập mặn hồn tồn có thể phục hồi và lấn chiếm không gian phân bố trong phạm vi vịnh Hạ Long. [7]
Khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hạ Long cịn phụ thuộc vào biến đổi khí hậu mà lớn nhất đó là nƣớc biển dâng. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã xây dựng 3 kịch bản (thấp, trung bình, cao), theo đó mực nƣớc biển có thể dâng lên khoảng 1m (kịch bản cao) vào năm 2100 và 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh biến mất. Dƣới đây là bản đồ vệ tinh cho thấy các vùng bị ngập tại Quảng Ninh khi nƣớc biển dâng.
Hình 3.20 Bản đồ mực nƣớc biển dâng 1m tại Quảng Ninh
Nguồn: http://flood.firetree.net/?ll=16.3412,97.3388&z=12&m=7
Qua bản đồ vệ tinh ta có thể nhận thấy một số vùng có RNM nhƣ vịnh Cửa Lục, Cao Xanh, Hà Khánh, Tuần Châu có thể bị ngập do nƣớc biển dâng. Khi đó RNM khơng cịn khơng gian để sinh sống và có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Khả năng tự phục hồi của cây ngập mặn khu vực ven biển thành phố Hạ Long phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo kháo sát của Tác giả, nhận thấy khu vực ven bờ Cửa Lục, Tuần Châu, Hà Khánh, Đại n thì cây ngập mặn đều có khả năng phục hồi nếu thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tại các cảng than ví dụ cảng than Hà Khánh, Hà Tu...các khu vực bốc rót than, khu vực hoạt động đóng tàu, vận tải xi măng phải thực hiện nghiêm ngạt các quy định về bảo vệ môi trƣờng.
+ Tại các khu vực buộc phải phá bỏ do quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, phải tiến hành trồng lại tại các khu vực khác với diện tích tƣơng tự nhƣ khi bị phá. Song song với công việc trồng lại phải bảo vệ, quản lý tốt khu vực này.
+ Tại các khu vực xa bờ nhƣ đảo Đầu Gỗ, Ba Cửa, Quan Lạn, Ngọc Vừng...phải quản lý và bảo vệ tổng thể các hệ sinh thái khác nhƣ San hô, Cỏ biển...
Do điều kiện sống khu vực miền Bắc, cụ thể là khu vực Hạ Long khắc nghiệt hơn so với miền Nam, nên để duy trì và phát triển các vùng có hệ sinh thái RNM là rất khó khăn. Tuy nhiên, các cây ngập mặn có khả năng thích nghi rất tốt với mơi trƣờng do đó chỉ cần khơng có các tác động hủy hoại từ con ngƣời thì thảm thực vật ngập mặn vẫn có khả năng phục hồi và phát triển.