Hậu quả của hoạt động cờ bạc

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO SINH VIÊN, (Trang 92 - 93)

V. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỆ NẠN CỜ BẠC

4. Hậu quả của hoạt động cờ bạc

- Cờ bạc luôn gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân người chơi, lúc đầu chỉ để giải trí, tham gia với quy mơ nhỏ lẻ, tuy nhiên do tính chất ăn thua, vận may rủi, muốn có tiền một cách nhanh chóng nên cường độ tham gia ngày càng nhiều, lâu dần sinh ra nghiện, càng lúng sâu và làm mất chí hướng phấn đấu, ngán ngại làm ăn phát triển kinh tế. Nhiều người bị thua bạc dẫn đến thiếu nợ, mất khảnăng chi trả, phải cầm cố, bán tài sản để trả nợ, kinh tế gia đình bị cạn kiệt, thậm chí bỏ địa phương trốn đi nơi khác.

- Để có tiền đánh bạc, người chơi phải vay lãi nặng, tham gia các đường dây tín dụng đen và khi khơng cịn khảnăng chi trả, chủ nợ có thể cho các đối tượng xấu đến dùng nhiều biện pháp đe dọa, khủng bố, thậm chí truy sát, buộc trả số nợđã vay. Từđó, làm cho người thân mất niềm tin, bạn bè xa lánh, gây ra mâu thuẫn, dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ.

- Thực tế cho thấy, những hộ gia đình có ông, bà, cha, mẹ nghiện cờ bạc thì đều không yên ấm, tan nát cửa nhà, con cái hư hỏng, phải bỏ học vì người lớn khơng cịn thời gian quan tâm, nuôi dạy, mà chỉ biết dành thời gian kiếm tiền đểđánh bạc. Và người lớn đã trở thành tấm gương xấu cho

con trẻ, các thế hệ sau tiếp tục tham gia cờ bạc, tương lai khơng cịn lối thoát.

- Đối tượng tham gia cờ bạc thường tụ tập thành những điểm, tụđiểm lôi kéo đơng người; trong đó, có một bộ phận thanh, thiếu niên ăn chơi lêu lổng và tham gia tệ nạn ma túy, mại dâm. Cờ bạc cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện phát sinh các loại tội phạm như trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, giết người, cố ý gây thương tích... Nhiều trường hợp do khủng hoảng tinh thần vì khơng có tiền trả nợ nên bị chủ nợ gây áp lực dẫn đến tự tử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội ởđịa phương.

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO SINH VIÊN, (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)