Phát triển và nhân rộng CSA trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu csa (Trang 66 - 70)

PHẦN II CSA TRONG CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

PHẦN III XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH/DỰ ÁN CSA

5.1 Phát triển và nhân rộng CSA trong nông nghiệp

5.1.1 Xây dựng/phát triển các mơ hình/dự án CSA cấp địa phương

Xây dựng/phát triển các mơ hình/dự án CSA qua 5 bước chính sau:

Bước 1: Nhận diện và đánh giá các hiện tượng thời tiết cực đoan/BĐKH phổ biến tại địa phương (thơn, xã, huyện).

Mục đích: Nhận biết những tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan như

lũ lụt, hạn hán, bão, rét đậm, nắng nóng, xâm mặn kéo dài đến các hoạt động sinh kế của địa phương và mức độ ảnh hưởng đó như thế nào để có những biện pháp đối phó phù hợp.

Cách thức thực hiện:

- Sử dụng một số cơng cụ của PRA (thảo luận nhóm, phân loại ưu tiên, cây vấn đề v.v) để nhận diện các loại hình thời tiết cực đoan (thời tiết bất thường) thường xảy ra tại địa phương như bão, lũ lụt, hạn hán v.v., xếp theo mức độ nghiêm trọng để tập trung ưu tiên tìm giải pháp ứng phó khi xây dựng kế hoạch hàng năm của xã;

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thuận này đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân và tần suất xuất hiện trong những năm gần đây.

Câu hỏi gợi mở:

- Các điều kiện thời tiết bất thuận thường gặp ở địa phương/vùng là gì?

- Các điều kiện thời tiết bất thuận ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương/mức thiệt hại?

- Tần suất xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan kể trên ở địa phương trong 3-5 năm vừa qua?

Bước 2: Đánh giá các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của địa phương. Mục đích: Nhằm xác định các hoạt động sản xuất nơng nghiệp chính (hiện có, tiềm

năng) ở địa phương

Nội dung:

50 - Đánh giá vai trò của các hoạt động sản xuất nông nghiệp này đối với đời sống, phát triển kinh tế xã hội và an ninh lương thực ở địa phương (theo mẫu Bảng 2 trong Phụ lục 7).

Câu hỏi gợi mở:

- Các nguồn sinh kế/hoạt động sản xuất nông nghiệp nào là quan trọng đối với địa phương?

- Đóng góp của nguồn sinh kế/hoạt động sản xuất nơng nghiệp đó cho: thu nhập, ANLT, khả năng phát triển trong tương lai (thị trường, đầu tư, định hướng, quy hoạch của địa phương v.v).

Bước 3: Đánh giá các nguồn sản xuất nông nghiệp bị tác động (ảnh hưởng)lớn bởi các điều kiện thời tiết bất thuận (BĐKH).

Mục đích: Nhằm xác định các hoạt động sản xuất nông nghiệp chính ở địa phương chịu

sự tác động mạnh mẽ của các thay đổi thời tiết khí hậu (khi xảy ra các hiện tượng thời tiết bất thuận).

Nội dung: Trên cơ sở xác định được các loại hình thời tiết cực đoan (bất thuận) và các

loại hình sản xuất nơng nghiệp chính của đại phương (ở trên), nhóm lập Kế hoạch (nhóm chun gia)15 sẽ cùng với cộng đồng (thơn hoặc tại hội thảo lập kế hoạch cấp xã) đánh giá tác động của từng loại hình thời tiết (được xác định tại bước 1) đến từng hoạt động sinh kế chính của địa phương (xác định tại bước 2) để xếp thứ tự các sinh kế dễ bị tổn thương nhất khi gặp các thay đổi về thời tiết khí hậu để xem xét tìm giải pháp/chiến lược thích ứng (theo mẫu Bảng 3 trong Phụ lục 7).

Câu hỏi gợi mở:

- Khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì từng hoạt động sinh kế/sản xuất nơng nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào?

- Khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì từng cơng đoạn/giai đoạn của các hoạt động sinh kế xác định ở trên bị ảnh hưởng như thế nào?

Bước 4: Đánh giá vai trò của các nguồn lực sẵn có và năng lực hiện tại của địa phương trong thích ứng/giảm nhẹ BĐKH.

Mục đích: Giúp đề xuất việc lựa chọn các CSA phù hợp với nguồn lực của địa phương,

đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và phù hợp với các định hướng PTKT của các ngành/địa phương.

Nội dung: Đánh giá vai trò của các nguồn lực tự nhiên (rừng, đất, nước v.v.), cơ sở hạ

tấng, tài chính, nguồn lực xã hội (định hướng phát triển KT-XH) và nguồn lực con người ảnh hưởng đến việc áp dụng/lựa chọn CSA (theo mẫu Bảng 4 trong Phụ lục 7).

Câu hỏi gợi mở:

- Người dân đã làm gì để phịng, tránh, giảm nhẹ và khắc phục các tác động tiêu cực của các điều kiện thời tiết bất thuận đến sản xuất và thu nhập từ các hoạt động sinh kế/sản xuất đó?

15 Nếu phát triển các mơ hình cho cộng đồng (thơn, xã) thì nhóm này sẽ là các cán bộ trong tổ lập kế hoạch của xã, nếu là dự án CSA thì nhóm này là nhóm chun gia về đánh giá tính dễ bị tổn thương (VA)

51 - Bà con có biết/được nghe kinh nghiệm sản xuất/can thiệp có khả năng phục hồi/chống chịu với các hiện tượng thời tiết bất thuận trên khơng (các loại hình thời tiết được xác định tại bước 1.1)?

Bước 5 Lựa chọn các hoạt sản x́t nơng nghiệp chính và dễ bị tổn thương nhất để tìm giải pháp thích ứng/CSA phù hợp16.

Mục đích: Trên cơ sở các kết quả phân tích ở cách hoạt động (1.1) đến (1.4) chọn ra các

hoạt động sản xuất nông nghiệp dễ bị tổn thương (bị thiệt hại/nghiêm trọng) với BĐKH (thời tiết cực đoan) để tìm giải pháp thích ứng trong điều kiện khả năng nguồn lực của địa phương.

Nội dung: Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực ở hoạt động (1.4) chọn tối

đa không quá 5 hoạt động cho 1 năm kế hoạch để xem xét, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên khi xây dựng các biện pháp can thiệp/cải tiến nhằm thích ứng đảm bảo tính khả thi và phù hợp các nhu cầu cũng như nguồn lực sẵn có của địa phương (Bảng 5 trong Phụ lục 7).

Bước 6. Xây dựng các mơ hình CSA

Mục đích:Đưa ra các hoạt động, các cải tiến cụ thể để tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH cho từng cơng đoạn/giai đoạn sản xuất với từng lọai hình thiên tai (hoặc nhiều loại hình thiên tai) và cho một hệ thống sản xuất cụ thể.

Nội dung: Từ kết quả trong bước 5, đề xuất các hoạt động cần cải tiến/tăng cường để

nâng cao khả năng phục hồi, chống chịu đảm bảo năng suất, có thể giảm nhẹ phát thải KNK, với sự phân bổ nguồn lực, kế hoạch thời gian và địa điểm cụ thể (theo mẫu trong Bảng 6 trong Phụ lục 7).

Câu hỏi gợi mở (xem trong Bảng 1, Phụ lục 7)

5.1.2 Khung phân loại ưu tiên các dự án CSA quốc gia

Các tiêu chí xếp loại các mơ hình CSA

Q trình phân loại ưu tiên các mơ hình/thực hành CSA quốc gia được dựa trên các nhóm tiêu chí chính sau:

Năng śt: Phù hợp với hệ sinh thái nông nghiệp của vùng (địa phương), giảm sử dụng

vật tư đầu vào, thuận tiện cho việc sản xuất thành hàng hóa (gần thị trường, dễ dàng trong liên kết sản xuất, khơng địi hỏi kỹ thuật quá phức tạp v.v.);

Thích ứng: Nâng cao năng lực hệ thống sản xuất nhằm thích ứng với các điều kiện thời

tiết cực đoan, bất thuận/BĐKH, cải thiện bình đẳng giới, cải thiện sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn tài nguyên đất, nước, ĐDSH), thúc đẩy phát triển bền vững xã hội (đảm bảo an sinh xã hội, đa dạng hóa sinh kế), tăng cường an ninh lương thực (khả năng cung cấp, tiếp cận và dinh dưỡng);

16Chú ý khi lựa chọn ưu tiên các CSA cần chú ý các tiêu chí sau:

Đáp ứng các nhu cầu ưu tiên của địa phương/cộng đồng (an ninh lương thực/nhóm, khu vực dễ bị tổn thương, v.v).

Phù hợp với các hoạt động nằm trong quy hoạch, kế hoạch PTKTXH địa phương.

Phù hợp với các yêu cầu về nguồn lực tại chỗ.

Chú ý các can thiệp/giải pháp áp dụng kiến thức bản địa/truyền thống.

Các rủi ro/mức độ nhạy cảm liên quan đến thay đổi KH trong tương lai.

Người nghèo và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có thể áp dụng được.

52

Giảm nhẹ: Có khả năng đóng góp cho giảm nhẹ phát thải KNK và đảm bảo hiệu quả

kinh tế các nỗ lực giảm phát thải;

Mức độ phù hợp: Phù hợp với các kế hoạch và chiến lược ngành và địa phương, phù

hợp với nguồn lực (tài chính, nhân lực, trình độ canh tác, bố trí thể chế và hệ thống hạ tầng) sẵn có của địa phương.

Khung lựa chọn phân loại ưu tiên cấp quốc gia được thực hiện theo 4 giai đoạn (pha) theo hình 23 dưới đây:

Hình 23. Quy trình đánh giá ưu tiên các thực hành CSA cấp quốc gia

Nguồn: IPSARD, 2015

Pha 1: Tổng hợp, đánh giá thực hành CSA hiện có

Các thực hành CSA ở các vùng sinh thái trên cả nước sẽ được thu thập, tổng hợp và đánh giá sơ bộ thông qua điều tra (bằng phiếu khảo sát gửi đến sở NNPTNT các tỉnh) và tham khảo từ nguồn tài liệu thứ cấp (các báo cáo, bài báo, sách v.v). Kết quả của Pha 1 là danh sách toàn bộ các CSA đã và đang được áp dụng trong cả nước ở tất các các tiểu ngành.

Pha 2: Sàng lọc các thực hành CSA thông qua hội thảo chuyên gia

Các thực hành CSA được tổng hợp ở Pha 1 sẽ được các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đánh giá, cho điểm để lựa chọn các thực hành CSA phù hợp nhất. Các chỉ tiêu lựa chọn ưu tiên đã được thống nhất ở Pha 1 sẽ được sử dụng làm cơ sở để thảo luận và cân nhắc những thực hành CSA đáp ứng các điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như ưu tiên đầu tư trong Chương trình tái cơ cấu của ngành.

53 Các thực hành CSA có điểm ưu tiên cao sẽ được lựa chọn để đánh giá sâu ở các bước tiếp theo (phân tích chi phí-lợi ích [CBA]). Tùy vào điều kiện thực tế của từng giai đoạn mà số lượng các thực hành CSA được lựa chọn để phân tích CBA có thể khác nhau, tuy nhiên chỉ nên chọn khoảng 15 thực hành CSA có tổng điểm ưu tiên cao nhất.

Pha 3: Phân tích chi phí-lợi nhuận các thực hành CSA

Phân tích chi phí-lợi ích được tiến hành cho từng thực hành CSA được chọn ở Pha 2 thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu cho tất các các khoản chi phí và thu (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) trong suốt chu kỳ kinh tế của một thực hành CSA. Kết quả phân tích CBA cho các thực hành CSA bao gồm một số chỉ tiêu chính sau: giá trị hiện tại rịng (NPV), tỷ suất hồn vốn nội tại (IRR), giá trị hiện tại ròng trung bình năm (EAA) và vốn đầu tư ban đầu (mức đầu tư năm đầu). Ngồi ra có thể bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác như: tác động khi giá bán sản phẩm thay đổi (rủi ro thị trường), độ nhạy của năng suất cây trồng/vật nuôi trong CSA với các thay đổi thời tiết/khí hậu v.v.

Pha 4: Quyết định danh mục thực hành CSA ưu tiên

Dựa trên các kết quả thu được ở Pha 1, 2 và 3 ở trên, các chuyên gia đưa ra danh mục thực hành CSA được ưu tiên lựa chọn cho từng địa phương/vùng sinh thái hoặc quốc gia để đề xuất kế hoạch triển khai.

Ví dụ sắp xếp ưu tiên quốc gia về CSA tại Việt Nam

Bảng 7: Bảng lựa chọn ưu tiên CSA cấp quốc gia Ưu Ưu

tiên Kỹ thuật CSA

Tiêu chí CSA* Hiệu quả Thích ứng Giảm nhẹ Phù hợp** Tổng 1 Sử dụng hầm khí sinh học (Biogas) trong chăn ni lợn

21.6 26.2 25.4 12.3 85.7

2 1 Phải – 5 Giảm 20.8 26.8 22.3 11.8 81.7

3 Luân canh lúa-tôm 19.6 24.3 20.3 12.1 76.3

4 Tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn 21.0 25.4 21.0 11.3 78.6 5 Chuyển đổi 2 lúa sang cây trồng cạn 18.9 23.1 21.0 12.4 75.4 6 Sử dụng giống chịu mặn 18.9 25.4 18.1 11.6 74.0 7 Chuyển đổi 2 lúa sang một lúa và

thủy sản

18.1 24.3 18.5 11.0 71.9

8 Sử dụng rơm rạ làm nấm 20.0 24.1 21.9 12.3 78.3

Nguồn: CIAT-IPSARD, 2016

* Các tiêu chí CSA có tổng số điểm là 100, xem chi tiết cách cho điểm trong Phụ lục 8 và Phụ lục 10 ** Tiêu chí đánh giá kỹ thuật có phù hợp với kế hoạch của địa phương hay không

*** Các tiêu chí nhân rộng, phục hồi có điểm từ 1 đến 3

Một phần của tài liệu csa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)