a. Đặc điểm: Có thể nói chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là sáng tạo mới và là đặc trưng có trong khoa học kiểm toán.
+ Điểm nổi bật nhất của chọn mẫu tiền tệ là đơn vị mẫu được chuyển hoá từ đơn vị hiện vật (các hoá đơn, chứng từ, các nghiệp vụ…) kể cả đơn vị tự nhiên, song đơn vị đo lường là đơn vị tiền tệ.
+ Mỗi đơn vị tiền tệ trở thành một phần tử của tập hợp.
+ Kích cỡ của mẫu chọn theo đơn vị tiền tệ thường lớn hơn rất nhiều so với đơn vị hiện vật.
+ Trọng tâm kiểm toán thường rơi vào các khoản mục có giá trị lớn.
+ Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng áp dụng các phương pháp chọn mẫu theo các đơn vị hiện vật.
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ theo bảng số ngẫu nhiên. Các bước tiến hành:
Bước1: Xác định số luỹ kế hay còn gọi là số cộng dồn. Bước2: Định dạng các phần tử.
Bước3: Xác định mối liên hệ giữa luỹ kế với số ngẫu nhiên trên bảng số. Bước4: Xác định lộ trình sử dụng bảng số (Xác định theo 2 hướng). Bước5: Chọ điểm xuất phát và xác định số chữ số ngẫu nhiên được chọn Lưu ý: Cần quy định chọn mẫu lập lại hay chọn mẫu không lặp lại.
Bước6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã được chọn. Có 2 cách lựu chọn số luỹ kế từ số ngẫu nhiên:
- Cách1: Theo thông lệ quốc tế sẽ lấy số luỹ kế có giá trị lớn hơn số ngẫu nhiên. - Cách2: Chọn số luỹ kế có khoảng cách gần hơn đến số ngẫu nhiên.
Bước7: Xác định số dư (số tiền) từ số luỹ kế đã được lựa chọn.
Số ngẫu nhiên Số luỹ kế Số dư (số tiền) Số thứ tự
c. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ theo khoảng cách. Các bước tiến hành:
Bước1: Xác định số luỹ kế (hay số cộng dồn). Bước2: Xác định quy mô tổng thể.
Bước3: Xác định kích cỡ mẫu.
Bước4: Xác định khoảng cách cố định.
Bước6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã được lựa chọn. Bước7: Xác định số dư hay số tiền từ số luỹ kế đã được chọn.