6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình
2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Thá
52/2018/NĐ-CP ngày 12/02/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn; Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến cơng trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 17/2009/QĐ về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái
Bình và một số quyết định khác có liên quan đến sản phẩm làng nghề. Theo đó, tỉnh
Thái Bình đã áp dụng các giải pháp cơ bản như sau:
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm được hỗ trợ 50% tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở tỉnh ngoài; từ 20% đến 30% (tuỳ từng thị trường) tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở nước ngồi, từ nguồn vốn khuyến cơng, khuyến thương của tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề 100% kinh phí quảng bá sản phẩm trên Website của tỉnh và của Sở Công Thương, từ nguồn vốn khuyếnthương của tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề (thương hiệu chung); mức hỗ trợ không quá 35 triệu đồng cho một thương hiệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh.
- Các xã có làng nghề truyền thống, xã nghề khi xây dựng biển quảng bá làng nghề được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng cho UBND xã từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh.
- Các tổ chức hội ngành nghề (thành lập theo qui định của pháp luật) ở các xã có làng nghề truyền thống, gắn với tuyến du lịch, được hỗ trợ xây dựng một nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm. Mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng cho một xã từ ngân sách tỉnh.
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia xúc tiến thương mại khai thác được thị trường mới có kim ngạch xuất khẩu năm đầu (thị trường mới) đạt từ 1 triệu USD trở lên, được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại; mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến thương của tỉnh (hỗ trợ một lần)
2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Thái Bình Bình
Chính sách hỗ trợ bảo vệ mơi trường làng nghề ở tỉnh Thái Bình hướng tới mục
tiêu 100% làng nghề được hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định hiện hành; các làng nghề cơ bản ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
32
làng nghề. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Thái Bình đã thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống và phát triển nghề mới.
- Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ cho bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân trong làng nghề tham gia nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đối tượng chính sách (bao gồm cư dân làng nghề, người làm nghề, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, HTX) nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và không gian làng nghề.
- Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
- Tuyên truyền, thuyết phục người làm nghề đổi mới công nghệ sản xuất, giảm thiểu các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân.
- Hỗ trợ kinh phí đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ thiết bị để bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề