5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4. Nguyên tắc và công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.1. Nguyên tắc đánh giá vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cải thiện hoạt động, làm thích ứng mơi trường…Các biện pháp này rất đa dạng, phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp nhưng tựu chung lại doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động quản trị như: chiến lược kinh doanh; lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả; phát triển đội ngũ lao động; quản trị và tổ chức sản xuất; phát triển công nghệ kỹ thuật; mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội… Nhưng tựu chung lại, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện dựa trên nguyên tắc là tăng lợi nhuận, giảm chi phí trên cơ sở tìm nguồn đầu vào chi phí rẻ hơn mà không phải giảm tiêu chuẩn.
1.4.2. Công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh
Công cụ kế hoạch
Kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được các mục tiêu. Lập kế hoạch là để ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức trong môi trường hoạt động; thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong tổ chức; lập kế hoạch làm cho việc kiểm soát được dễ dàng. Công cụ kế hoạch bao gồm các bước:
- Phân tích mơi trường
Mục đích của việc phân tích mơi trường xác định những điểm mạnh điểm yếu và nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt ra cho tổ chức.
- Xác định mục tiêu
Các mục tiêu sẽ xác định các kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm. Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể.
Hệ thống mục tiêu của tổ chức cần được phân loại dựa trên các căn cứ sau: + Tính ưu tiên của mục tiêu
+ Thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
+ Các bộ phận, nhóm khác nhau trong tổ chức: Gồm mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của ban giám đốc, mục tiêu của người lao động...
- Xây dựng các phương án
Trong bước này cần phải tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động để lựa chọn. Mỗi phương án bao gồm:
+ Các giải pháp của kế hoạch: giúp trả lời được câu hỏi phải làm gì để thực hiện mục tiêu?
+ Các công cụ để thực hiện mục tiêu: giúp trả lời câu hỏi thực hiện mục tiêu bằng gì?
- Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi tìm được phương án xem xét những điểm mạnh, yếu của chúng, bước tiếp theo là phải tìm cách đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định. Khi các phương án được đưa ra xem xét đánh giá nên dựa trên một số căn cứ sau:
+ Phương án nào thực hiện được mục tiêu và có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu.
+ Phương án nào sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. + Phương án nào có chi phí thấp.
+ Phương án nào tạo được sự ủng hộ của các cấp quản lí và người thực hiện. + Phương án nào phản ánh tốt nhất hệ thống tiêu chuẩn đã chọn.
- Quyết định kế hoạch
Lựa chọn phương án hành động là thời điểm mà kế hoạch được chấp thuận, là thời điểm thực sự để ra quyết định.
Đơi khi việc phân tích và đánh giá phương án cho thấy rằng có hai hoặc nhiều phương án thích hợp mà nhà quản lí có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một phương án tốt nhất.
Lúc này cũng cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch. Tại thời điểm mà quyết định được thực hiện, việc lập kế hoạch chưa thể kết thúc mà cần các kế hoạch phụ để bổ trợ.
Sau khi quyết định đã công bố, kế hoạch đã được xây dựng xong, bước cuối cùng làm cho kế hoạch có ý nghĩa như đã nêu khi thảo luận về các kế hoạch đó là lượng hóa chúng bằng cách chuyển chúng sang dạng ngân quĩ.
Nếu điều hành tốt, ngân quĩ sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch khác nhau, đồng thời là các tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăng tiến của kế hoạch.
Công cụ chiến lược
- Chiến lược phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao.
- Hoạch định chiến lược phải kết hợp hài hòa giữa chiến lược tổng quát và các chiến lược bộ phận.
- Phải chú ý đến khâu triển khai thực hiện chiến lược. - Xác định và phân tích điểm hịa vốn:
+ Điểm hịa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí kinh doanh phát sinh.
+ Phân tích điểm hịa vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa doanh thu, sản lượng, chi phí kinh doanh và giá cả.
Công cụ tác nghiệp
- Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào:
Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình. Để vận dụng lý thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì doanh nghiệp phải triển khai tính chi phí kinh doanh liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết.
- Phát triển và tạo động lực cho đội ngũ lao động
+ Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh.
+ Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân cơng và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sơ trường và nguyện vọng của mỗi người.
+ Tạo động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Mặt khác, nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ, tạo ra bầu khơng khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên.
- Hoàn thiện hoạt động quản trị:
+ Bộ máy quản trị gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường ln là địi hỏi bức thiết tuyển dụng theo nguyên tắc tuyển người theo yêu cầu của công việc. + Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động của mơi trường kinh doanh.
+ Thiết lập hệ thống thông tin hợp lý. - Phát triển công nghệ kỹ thuật
+ Để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật cần xác định 3 vấn đề:
Dự đốn đúng cung – cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến loại sản phẩm sẽ đầu tư phát triển.
Phân tích, đánh giá và lựa chọn cơng nghệ phù hợp. Có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn.
+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ:
Nâng cao chất lượng quản trị cơng nghệ, kỹ thuật, từng bước hồn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao cơng nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ cơng nghệ và có khả năng sáng tạo cơng nghệ mới. Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình
độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính, từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có.
Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế theo nguyên tắc nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản trị kỹ thuật và quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
- Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội: + Giải quyết các mối quan hệ với khách hàng;
+ Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường;
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng, các đơn vị kinh doan có liên quan khác…;
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với cơ quan quản lý vĩ mô; + Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP MEIKO