Giải pháp tổ chức thực hiện nâng cao năng lực dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 2) (Trang 34 - 40)

Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực dịch vụ phân phối địi hỏi phải có sự tham gia và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, cũng như sự nỗ lực của các đơn vị kinh tế trong ngành. Cụ thể, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, Bộ Cơng Thương và các đơn vị kinh tế, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Đối với Chính phủ:

+ Sớm xem xét và đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình soạn thảo mới, sửa đổi và ban hành một số văn bản Luật có liên quan đến phát triển ngành dịch vụ phân phối như: sửa đổi bổ sung Luật Thương mại; hoặc xây dựng Luật mới nhằm điều chỉnh các hoạt động theo từng phân ngành bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại và đại lý; sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ tạo hành lang pháp lý phát triển dịch vụ nhượng quyền thương mại;…

+ Chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật, nghị định có liên quan đến hoạt động phân phối (về quản lý kinh doanh các mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại…); rà sốt để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan vệ sinh an

181 tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững (như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, tiêu chuẩn mơi trường…) nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng;…

+ Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý và chỉ đạo các Bộ quản lý chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân cơng có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu cơng nghiệp để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước;

+ Xây dựng định hướng chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ phân phối và chỉ đạo các Bộ ngành liên quan ban hành các chính sách hỗ trợ (chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, lãi suất,…);

b) Đối với Bộ Cơng Thương

+ Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cao năng lực quản lý thị trường trong nước nói chung và ngành dịch vụ phân phối nói riêng. Trong đó, cần đề cao vai trị đầu mối quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối, nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hố, an tồn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, chống bn lậu, gian

182

lận thương mại, đăng ký kinh doanh… phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

+ Chỉ đạo các đơn vị trong Bộ và các Sở Công Thương tiến hành xây dựng, rà sốt và phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước và các vùng kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể thương mại, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. + Xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định quy định thẩm quyền và các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép mở điểm kinh doanh bán buôn, bán lẻ từ thứ hai trở đi cho các nhà phân phối nước ngoài; nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dịch vụ phân phối…; rà sốt bổ sung, hồn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, tiêu chuẩn mơi trường… nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng;

+ Xây dựng mới/ sửa đổi và ban hành các qui chế quản lý đối với hoạt động phân phối. Trước mắt tập trung vào một số qui chế: Quy chế về tiêu chuẩn các loại hình cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam thay thế cho Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM

183 ngày 24-9-2004 của Bộ Thương mại; Quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán buôn, bán lẻ phù hợp với mục tiêu quản lý Nhà nước; qui chế kiểm tra về vệ sinh an tồn thực phẩm, xuất xứ hàng hố, chất lượng hàng hoá, thời hạn sử dụng...

+ Xây dựng năng lực thể chế và chuyên môn để thực hiện tốt chức năng của Cục Quản lý Cạnh tranh.

+ Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với phát triển ngành dịch vụ phân phối.

+ Xây dựng Đề án khai thác nguồn vốn trong và ngồi nước để hỗ trợ cho cơng tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ phân phối, bao gồm cả khu vực quản lý Nhà nước và khu vực doanh nghiệp;

c) Đối với các Sở Cơng Thương

+ Rà sốt, xây dựng mới và trình UBND các tỉnh phê duyệt qui hoạch phát triển thương mại, trong đó cần chú trọng đến phát triển hệ thống, mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

+ Tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh trong việc xây dựng, thẩm định và hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn theo quy hoạch và kế hoạch được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt.

184

+ Tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, thiết thực và đúng mục đích.

+ Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách (phù hợp với qui định của pháp luật) và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác để phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi sai phạm.

d). Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các hiệp hội

+ Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của ngành;

+ Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực đầu tư theo chiều sâu, phát triển nguồn hàng, và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

185 + Tích cực tham gia các hiệp hội nghề nghiệp, tham gia vào q trình hoạch định chính sách phát triển ngành của Nhà nước.

+ Phát huy vai trò của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trong hỗ trợ thông tin thị trường bán lẻ, phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, hình thành nên những liên kết, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại và đại diện cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội trong bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp.

+ Nâng cao vai trò của Liên minh các hợp xã trong việc nghiên cứu xây dựng mơ hình HTX tham gia bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở khu vực nông thôn; đào tạo cán bộ quản lý HTX thương mại; đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho các HTX thương mại;...

+ Khuyến khích các hội nơng dân, hội phụ nữ và các tổ chức doàn thể khác tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tham gia cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia xây dựng định hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng phù hợp với mức thu nhập, truyền thống văn hóa,…

186

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 2) (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)