Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ trên thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại (Trang 31 - 33)

nội địa

STT Công ty Điểm mạnh Điểm yếu

1 Công ty TNHH thời trang GUAVA

- Hệ thống phân phối rộng lớn

- Thương hiệu lâu năm và mạnh

- Đa dạng hóa kiểu dáng và màu sắc - Chất lượng sản phẩm đồng đều, giá cả phù hợp - Trang thiết bị bán hàng hiện đại - Tình hình tài chính ổn định và lượng vốn lớn - Chủng loại sản phẩm chưa phong phú, đa dạng

- Điều kiện mở đại lý còn nhiều cản trở - Quản lý thị trường chưa chặt chẽ dẫn tới có hàng nhái, giả 2 Công ty TNHH xuất nhập khẩu thời trang D AND V

- Hệ thống phân phối lớn - Màu sắc, kiểu dáng phong phú, đa dạng, đẹp và hợp thời trang

- Chất lượng tương đối đồng đều, giá cả trải rộng cho mọi phân đoạn thị trường

- Có nhiều chi nhánh văn phòng lớn - Cơ cấu sản phẩm chưa đều - Nhịp độ cung ứng hàng hóa đến đại lý chậm, khơng đều, không đủ hàng để bán - Hệ thống trang thiết bị bán hàng chưa đồng bộ 3 Công ty TNHH

Thương mại thời trang Dâu Tây - Thương hiệu mạnh - Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, bao gói đẹp - Chất lượng tốt thuộc hàng cao cấp

- Giá cả hàng hóa cao tạo thương hiệu mạnh

- Phân đoạn thị trường nhỏ, chỉ tập trung vào thị trường cao cấp

- Mạng lưới phân phối nhỏ

Để tránh bị đối thủ vượt mặt và bứt phá, công ty đã xây dựng chiến lược giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ đi kèm với sự chuyên nghiệp và tận tình tư vấn của bộ phận nhân viên nhằm giữ chân khách hàng truyền

26

thống cũng như thu hút khách hàng tiềm năng cho cơng ty. Các cơng ty này đều có sản phẩm phong phú với nhiều mức giá khác nhau để phục vụ cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Để giữ vững thị trường hiện tại và phát triển thị trường mới các đối thủ cạnh tranh của BEFUL đều đưa ra các chiến lược riêng với hệ thống kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp, sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp, phong phú. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh với BEFUL đã rất chú trọng tăng cường thêm sức mạnh về cơ sở vật chất cũng như năng lực sản xuất, đặc biệt là rất chú trọng tạo cho mình một thương hiệu riêng, với những đặc thù riêng cho từng dòng sản phẩm

– Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Hàng may mặc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh tới 60% thị trường tiêu dùng của Việt Nam. Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ, hợp thời trang, màu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp đến trung bình, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ở khu vực này, hầu như không xuất hiện hàng may mặc nội địa mà chỉ có hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình, thấp cùng với hàng may sẵn của các hộ gia đình địa phương. Ngồi ra, do Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ (từ tháng 1/2009) theo thỏa thuận khi gia nhập WTO nên doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc của Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, các nước trong khu vực Asean,...

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:

Công ty TNHH Thương mại BEFUL Việt Nam chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da… Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy trong chiến lược sản phẩm công ty cần đưa ra đích cho sản phẩm của mình là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp với lứa tuổi, thời tiết…

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, dân số trung bình tại Việt Nam năm 2020 là gần 100 triệu người và dân số tập trung về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Mỗi người dân là một khách hàng của ngành may cũng như là khách hàng hiện tại và tương lai của BEFUL. Đối với trong nước, càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm may mặc càng gia tăng và ngày càng phong phú và đa dạng. Thị hiếu của họ luôn thay đổi, nếu như nhà sản xuất khơng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp tốt hơn. Khách hàng nội địa của công ty cũng rất đa dạng. Với chiến lược phân biệt giá của mình, sản phẩm của cơng ty được sử dụng rộng rãi. Tuy

27

nhiên công ty vẫn tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá.

2.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam trên thị trường nội địa

2.3.1. Năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam trên thị trường nội địa

2.3.1.1. Năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm

Trong một vài năm trở lại đây, thị trường hàng may mặc liên tục biến động, giá sản phẩm không ngừng được đẩy lên cao. Tất cả những biến động trên thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Vì vậy Cơng ty đã lựa chọn áp dụng chính sách giá cạnh tranh với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa. Để đạt được mục tiêu này Công ty đã triệt để tận dụng những lợi thế của mình để giảm các chi phí sản xuất sản phẩm như: Liên kết với các đơn vị cung ứng nguyên, vật liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại…

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)