IV- NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH TỈNH MỸ THO, GỊ CƠNG VÀ THÀNH PHỐ MỸ THO
2- Ngành Kinh tế Tài chính Mỹ Tho Gò Cơng và thành phố Mỹ Tho vượt qua khó khăn
Cơng và thành phố Mỹ Tho vượt qua khó khăn đảm bảo nguồn lực tài chính cho lực lượng cách
(1) So với chi cho tổng khởi nghĩa, tổng công kích năm Mậu Thân, năm 1971 mức chi của ta cao hơn đến 9 triệu đồng.
mạng hoạt động trong chiến dịch Xuân - Hè 1972 (4/1972 - 27/1/1973).
Đầu năm 1972, ta và địch vẫn còn tiếp tục giằng co quyết liệt. Ở tỉnh Mỹ Tho, Gị Cơng, thành phố Mỹ Tho quân số của nguỵ tiếp tục tăng, hệ thống đồn bót tiếp tục được củng cố và đóng xen dày đặc, hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh, quận đến xã ấp được quân sự hoá thêm một bước.
Tháng 6/1971, Bộ Chính trị có Nghị quyết mở đợt tiến công chiến lược năm 1972, ngày 14/1/1972, tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy Nam, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 và Chỉ thị 13 của Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết của Khu ủy Khu 8. Tỉnh ủy Mỹ Tho chủ trương: nổi dậy và tiến công mạnh mẽ, liên tục đều khắp 3 vùng chiến lược nhằm tiêu diệt, tiêu hao, làm tan rã nhiều sinh lực địch, phá vỡ thế bố trí mới của địch, giải phóng xã ấp, mở rộng vùng nông thôn, tạo ra thế và lực mới.
Tháng 1/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gị Cơng quán triệt và đề ra nghị quyết thực hiện Chỉ thị 13-Chỉ thị 71 của Trung ương Cục miền Nam, nghị quyết của Khu ủy Khu 8 về quyết tâm chiến lược năm 1972.
Tỉnh Mỹ Tho là một trọng điểm của Khu 8 trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1972. Vì vậy từ cuối
năm 1971, Khu ủy Khu 8 đã xuống chiến trường Mỹ Tho cùng với Tỉnh ủy Mỹ Tho trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị cho các cuộc tiến công và nổi dậy trong tỉnh.
Đầu năm 1972, phối hợp với chiến trường trọng điểm của Khu 8 lực lượng bộ đội thành phố Mỹ Tho kết hợp với đặc cơng của Khu 8 đột kích phá hủy hồn tồn kho đạn Cao Thắng(1). Đây là kho vũ khí lớn nhất vùng 4 chiến thuật của địch có sức chứa gần 400.000 tấn đạn dược, nơi cung cấp vũ khí, đạn dược cho các cuộc hành quân càn quét đánh phá của địch
Đồng thời với công tác chuẩn bị cho các cuộc tiến công và nổi dậy trong tỉnh trong năm 1972, cơng tác kinh tế - tài chính ở Mỹ Tho, Gị Công và thành phố Mỹ Tho cũng được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo tăng cường nhằm đáp ứng đầy đủ các nguồn lực cho kháng chiến. Ngày 01/01/1972, Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho có chỉ thị về cơng tác kinh tế - tài chính như sau:
Đặc điểm tình hình, năm 1971 Mỹ - Thiệu thực hiện các biện pháp kinh tế - tài chánh thâm độc và nguy hiểm. Chúng bắt nông dân được cách mạng cấp đất phải lãnh chứng khoán thừa nhận “Luật người cày có ruộng” của địch. Giựt đất của nông dân để cấp cho tề điệp ác ôn ở địa phương. Bắt lính đơn qn làm cho lực
(1) Kho đạn Cao Thắng nằm trên địa bàn xã Trung An trong hệ thống vành đai Bình Đức.
lượng lao động nơng nghiệp bị giảm sút. Mỹ lợi dụng nơng dân có ảo tưởng cơ giới hố nơng thơn để khuyến khích mua máy móc phương tiện sản xuất của Mỹ để buộc họ phải lệ thuộc vào kinh tế thực dân mới của Mỹ.
Ngoài việc tăng cường thu thuế, lạm phát tiền tệ, chúng còn tăng giá hàng nhập cảng nhứt là nhu yếu phẩm, và kiềm chế giá hàng nội hoá nhứt là lúa gạo. Đốt nhà, đốn phá vườn tược, bắt gom dân vào ấp chiến lược làm đảo lộn sản xuất đời sống của đồng bào gây khó khăn cơng tác hậu phương của ta.
Tóm lại, các âm mưu kinh tế - tài chánh rất thâm độc, nên trong năm 1972 các cấp huyện ủy, xã ủy phải quan tâm hơn nữa mặt trận đấu tranh kinh tế - tài chính với địch để xây dựng mặt trận kinh tế tài chánh ta thật vững mạnh. Trong chỉ đạo công tác kinh tế - tài chánh năm 1971 ta có những khuyết điểm là việc lãnh đạo sản xuất chưa đều, chưa toàn diện, giáo dục quần chúng tiết kiệm tiêu xài chưa sâu sắc, nên đời sống của quần chúng có lúc khó khăn. Thu góp tài chánh, cịn một số xã chưa đảm bảo tốt khâu phát động lập bộ thu, sử dụng lực lượng thu bí mật chưa chu đáo nên kết quả thu còn xa khả năng thực tế của quần chúng. Có nơi cịn nhân nhượng nguỵ quyền xã để bọn này vơ vét thu góp của quần chúng.
1972, phát động đều khắp trong nội bộ và quần chúng nhận rõ tính chất nguy hiểm về âm mưu kinh tế - tài chính của Mỹ - Thiệu, nhứt là về “Luật người cày có ruộng” để động viên quần chúng căm thù, kiên quyết đấu tranh với địch. Ra sức xây dựng kinh tế tự chủ của quần chúng.
Cụ thể là kiên quyết diệt ác ôn tay sai, lấy ruộng đất của chúng đã cướp giựt để giao lại cho nông dân, và tịch thu tài sản bỏ vào công quỹ. Hướng dẫn nông dân vùng tranh chấp đấu tranh không nhận giấy chứng khoán, những người đã nhận rồi thì đấu tranh khơng trả tiền. Giáo dục đoàn kết tốt nội bộ nông dân, ổn định ruộng đất đẩy mạnh sản xuất. Động viên nam nữ thanh niên kết hợp chống bắt lính để khơi phục lại vườn tược bị tàn phá, mở rộng diện tháo hoá khai hoang. Động viên bà con ấp yếu bị gom dân trở về bám lại ruộng vườn cũ mà sản xuất. Khuyến khích nơng dân đấu tranh giữ gìn và phát triển sức kéo, hợp tác lao động khai kinh mương lấy nước, làm tốt phân xanh phân chuồng, hạn chế việc mua máy móc của Mỹ. Cấm làm thịt trâu, bò cày, tịch thu số thịt trâu bò đem bán vùng địch mà khơng có phép của ta. Nếu tái phạm nặng thì bỏ tù. Phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống tăng thuế, vơ vét, phạt vạ. Ta kiên quyết bắt cảnh cáo, bỏ tù những tên nguỵ tống tiền của quần chúng, bắt nó phải trả tiền lại cho quần chúng.
Về tài chính phát động nội bộ và quần chúng tự giác kê khai thêm số diện tích thừa để lập bộ thu đảm phụ nơng nghiệp được chính xác. Tổ chức và sử dụng tốt lực lượng hoạt động thu góp bí mật. Tăng cường thu chiến lợi phẩm. Đảm bảo thực thu được 100% dự thu năm 1972.
Thu đảm phụ nông nghiệp: dự thu 1 triệu 500 giạ. Tiếp tục thi hành Điều lệ của Trung ương. Đối với số hộ vùng địch mà ta có điều kiện tuyên truyền giáo dục được thì tính thu như vùng giải phóng, các hộ khác thì lập bộ lạc qun có hướng dẫn tính tốn hợp lý. Các khoản thu khác như công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, chăn nuôi, sản xuất tự túc, lạc quyên, tịch thu, chiến lợi phẩm dự thu chung 50 triệu đồng. Các chánh sách thu từng loại này có bổ sung, sửa đổi kèm theo.
Củng cố xây dựng bộ máy kinh tế - tài chính. Cấp ủy huyện, xã phải chấn chỉnh củng cố bộ máy nông hội và kinh tế - tài chính có chất lượng đủ sức hoạt động trong tình hình mới. Ở huyện tổ chức nhiều đội thu từ 3 đến 5 người có trang bị vũ khí để thu các đối tượng làm ăn lớn như: nhà máy, tàu, máy cày v.v… mà xã khơng có khả năng thu. Riêng tỉnh khơng tổ chức thêm đội thu, mà đưa cán bộ cốt cán trực tiếp chỉ đạo đội thu điểm cũ để rút kinh nghiệm chỉ đạo cho
diện. Trường hợp đặc biệt, Ban Kinh tế - Tài chính tỉnh, huyện quan hệ với Tỉnh đội, Huyện đội nhờ chi viện trong các vụ thu góp lớn. Thị xã, thị trấn Cai Lậy, Cái Bè tổ chức một số cán bộ bí mật thu các hiệu buôn. Cán bộ ô nào thu ơ nấy để đảm bảo bí mật cho người đóng và người thu.
Trong công tác tổ chức thực hiện, cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, xã và chi bộ ấp phải thực hiện thông suốt chỉ thị này để nhứt trí trong việc lãnh đạo thực hiện.
Ngành Kinh tế - Tài chính đi sâu kiểm điểm hoạt động năm qua về thu góp tài chính và dự thu năm nay cho từng xã. Nông hội kiểm điểm sâu về kinh tế sản xuất mà đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể năm nay cho từng xã. Trễ lắm là cuối tháng 02 năm 1972, chỉ thị phải được thông suốt đến chi bộ ấp, và bắt đầu tháng 3 học tập ra quần chúng cho kịp thu đảm phụ nông nghiệp Đông Xuân 1971 - 1972 và tích cực thu các nguồn thu khác”.
Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Kinh tế - Tài chính phối hợp với Ban chấp hành Nơng hội tỉnh Mỹ Tho xây dựng kế hoạch phổ biến triển khai đến tận xã ấp và ra quần chúng. Đảm phụ nông nghiệp khơng có gì thay đổi. Riêng đảm phụ công nghiệp, thương nghiệp, vận tải lũy tiến thu có sắp xếp
lại bậc cho công bằng hợp lý hơn(1).
Năm 1972, nhận thức tư tưởng trong quần chúng ổn định tốt, trách nhiệm đóng góp sức người sức của cho cơng cuộc kháng chiến được nâng lên. Tuy nhiên, về sản xuất đời sống chưa phục hồi được nhiều, do cường độ bom pháo dày đặc diện tích đồng ruộng bị bỏ hố cịn rộng, cộng vào đó là chính sách kinh tế thâm độc của địch là ép giá bán nơng sản phẩm và hàng nội hố cùng với chính sách nhập khẩu gạo của nguỵ quyền Sài Gòn đã làm cho thu nhập của nông dân bị giảm sút. Kết quả năm 1972 ta thu được 245 triệu đồng, so với năm 1971 tăng hơn 111 triệu đồng. Trong đó, đảm phụ nơng nghiệp 221 triệu đồng; lạc quyên vùng tạm chiếm 4,4 triệu đồng; sản xuất tự túc 7,7 triệu đồng; thu xuất nhập thị 6,8 triệu đồng; chiến lợi phẩm 300 ngàn đồng; thu khác 3,9 triệu đồng. Về chi ta chi hết 157 triệu đồng; đăng nộp về trung ương 103 triệu đồng.
Cuối năm 1969, theo chỉ đạo của trên, để phục vụ cho cuộc tiến công và nổi dậy đợt Đông Xuân năm 1969, các cơ quan tỉnh Mỹ Tho xuống đường tiến dần về thành phố Mỹ Tho, cơ quan kinh tế - tài chính tỉnh Mỹ Tho chuyển địa bàn đóng qn sang phía Nam lộ 4. Nơi làm việc của Ban thường xuyên thay đổi như: ấp
(1) Đảm phụ công nghiệp, thương nghiệp, vận tải lũy tiến theo quy định của Trung ương giãn bậc thu (%) có khoản cách lớn nên chênh lệch thu giữa các bậc bất hợp lý. Năm 1972 sắp xếp lại khít bậc hơn.
1 xã Cẩm Sơn, ấp Bà Ụt, Cả Nứa, Cả Chác xã Thanh Hoà, ấp 14, 15 xã Long Trung, Xẻo Lá xã Tam Bình, ấp Hồ Nhơn, Mỹ Vĩnh xã Long Khánh.
Về hoạt động của Ngân khố, từ năm 1970 do địch tăng cường hoạt động trên đường 4, việc qua lại giữa hai bên Nam - Bắc lộ 4 rất khó khăn, nên Ngân khố tỉnh Mỹ Tho được chia thành 2 cánh, cánh phía Nam lộ 4 gồm các đồng chí Trần Văn Đơng (Ba Đơng), Trần Thanh Trung (Tư Trung), Trần Văn Mười (Mười Nhánh) do đồng chí Trần Văn Đơng làm tổ trưởng; cánh phía Bắc lộ 4 do đồng chí Lê Thành Các (Hai Các) làm tổ trưởng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Chiếu (Chín Phương) là Trưởng Ngân khố phụ trách chung.
Năm 1970 - 1971, đồng tiền chính quyền Sài Gòn liên tục bị mất giá, để đảm bảo được nguồn tiền tệ đáp ứng yêu cầu của chiến trường, đồng thời chống lại sự mất giá liên tục của đồng tiền(1) theo sự chỉ đạo của trên, ta đã xuất tồn quỹ ngân khố nhờ dân cốt cán mua 500 lượng vàng để dự trữ phịng khi cần thì bán để có tiền chi tiêu. Nhờ phương thức dự trữ này, nhu cầu về tiền mặt cho các chiến trường rất lớn ta vẫn chủ động được. Đến ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, so với số vàng mua ban đầu ta còn lãi 10
triệu đồng và 50 lượng vàng(1).
Từ tháng 6/1972, quân dân Mỹ Tho, Gị Cơng, thành phố Mỹ Tho phối hợp chặt chẽ với lực lượng chủ lực của Miền và của Khu tiến hành các đợt tiến công và nổi dậy trên toàn địa bàn. Kết quả ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Phong trào du kích phát triển mạnh mẽ hình thành vành đai vây lấn thành phố, thị trấn, uy hiếp giao thông. Công tác xây dựng phát triển Đảng và các ban, ngành, đoàn thể được đẩy mạnh.
Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy năm 1972 của quân, dân tỉnh Mỹ Tho, Gị Cơng và thành phố Mỹ Tho là đòn quyết định làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng giữa ta, địch tạo thế có lợi cho ta.
Tháng 10/1972, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Gị Cơng và thành phố Mỹ Tho tiếp thu Chỉ thị 02 của Trung ương Cục miền Nam và Nghị quyết của Khu ủy Khu 8 về chuẩn bị tình hình khi Hiệp định Paris được ký kết. Tỉnh ủy Mỹ Tho, Gị Cơng và thành phố Mỹ Tho chủ trương vừa chống địch tái lấn chiếm vừa chuẩn bị kế hoạch thời cơ và tổ chức học tập tình hình nhiệm vụ mới, quyết giành thắng lợi khi có giải pháp chính trị.
(1) Theo đồng chí Trần Văn Đơng – Nguyên cán bộ ngân khố trong kháng chiến chống Mỹ và nguyên Trưởng phòng Ngân sách Ty Tài chính giai đoạn 1980 – 1983.
Phục vụ cho chiến trường thành phố Mỹ Tho, cuối năm 1972 Ban Kinh tế - Tài chính thành phố Mỹ Tho dời địa bàn đứng chân từ xã Quới Sơn, quận Trúc Giang, Bến Tre(1) về đứng chân trên địa bàn các xã Bàn Long, Bình Trưng, Hữu Đạo thuộc huyện Châu Thành tỉnh Mỹ Tho.
Cuối năm 1972 đầu năm 1973, Tỉnh ủy Gị Cơng và các cơ quan chuyển địa bàn đứng chân từ Giao Long, Giao Hoà thuộc quận Trúc Giang, tỉnh Bến Tre về đứng chân trên địa bàn xã Bình Ninh - An Thạnh Thuỷ, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ban Kinh tế - Tài chính tỉnh Gị Cơng lúc này cịn 4 đồng chí là Năm Tân - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng kiêm Trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa (Ba Nghĩa), đồng chí Đồng Văn Dậu (Tư Dậu) và đồng chí Bùi Xuân Chỉnh. Cuối năm 1973, Ban Kinh tài tỉnh Gị Cơng bổ sung thêm đồng chí Nguyễn Văn Tây(2).
Thực hiện chủ trương của trên, các lực lượng vũ trang tập trung của Miền, của Khu 8, của tỉnh phối hợp với du kích và lực lượng chính trị, binh vận tại chỗ, tiến công và nổi dậy đánh địch càn quét, bao vây bức rút, bức hàng đồn bót mở rộng địa bàn, cắm cờ trên tất cả các địa bàn xung yếu, sẵn sàng đánh địch tái lấn chiếm.
(1) Xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, Bến Tre ngày nay.
(2) Đồng chí Nguyễn Văn Tây q ở Bình Đơng – Gị Cơng Đơng, đồng chí trong đồn cán bộ trao trả sau Hiệp định Paris.
Thắng lợi của qn và dân tỉnh Mỹ Tho, Gị Cơng và thành phố Mỹ Tho trong thời kỳ 1969 - 1973 đã góp phần cùng cả nước buộc Mỹ-nguỵ phải ký Hiệp định Paris. Thắng lợi đó tạo lịng tin và sức mạnh cho quân và dân ta củng cố lực lượng sẵn sàng đánh bại những âm mưu mới của địch.
V- HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH MỸ THO - GỊ CƠNG VÀ THÀNH PHỐ MỸ THO GÓP THO - GỊ CƠNG VÀ THÀNH PHỐ MỸ THO GÓP PHẦN VÀO THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1973 - 1975).
Quân dân Mỹ Tho, Gị Cơng trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực đã giành được quyền chủ động trên toàn chiến trường. Lực lượng vũ trang, chính trị đứng chân làm chủ hầu hết các vùng nông thôn, mặt trận đường lộ 4, thành phố Mỹ Tho, thị xã, thị trấn. Đầu