kết 10 thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành (2019), [18]; Báo cáo số 72-BC/TW, ngày 20/8/2021 về sơ kết triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. Phụ lục số 1. Số 292-BC/HVCTQG ngày 04/6/2019, (2020), [22]; Báo cáo sơ kết thực hiện Quy định 285-QĐ/TW, ngày 25/4/2015 của Bộ Chính trị về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước [19].
Ban Tuyên giáo Trung ương (Tuyển chọn): Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH (Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) (2021). Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu có giá trị, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời tiếp thu, bổ sung một cách sáng tạo, có chọn lọc “những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, khơng rơi vào sơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống” [23].
1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ KẾ THỪA VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Giá trị của các cơng trình nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu đã nêu có giá trị cao về khoa học, lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã hệ thống được những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; cung cấp cơ sở khoa học góp phần giữ vững, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần làm rõ hơn hệ thống các quan điểm lý luận về đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo; về vị trí, vai trị, điều kiện, nội dung, phương thức và mối quan hệ của Đảng cầm
quyền; một số vấn đề lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới; hoạch định, hồn thiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; xây dựng khung lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu cịn cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng kiện tồn hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng từ năm 1986 đến nay: thực trạng thực hiện các nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy Đảng; kiện toàn cơ quan lãnh đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ở các cấp; về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; về công tác kiểm tra, giám sát… Một số cơng trình, đề tài đã tổng kết các hoạt động cải cách phương thức làm việc, đổi mới quy trình xây dựng đề án, nghị quyết, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực sự của các nghị quyết Đảng; thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí… trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền trước yêu cầu đổi mới, phát triển mạnh mẽ KTTT định hướng XHCN; chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN... từ đó, đề ra những định hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, năng lực cầm quyền của Đảng trong thời kỳ mới. Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trong nước và thế giới, từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng qua các kỳ đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XIII; kết hợp việc sơ, tổng kết những vấn đề dài hạn với giải quyết, xử lý những vấn đề trước mắt. Trên cơ sở đó góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng, phát hiện những vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất những luận điểm mới có căn cứ lý luận, thực tiễn làm cơ sở xác định những giải pháp, kiến nghị mới.
Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của cơng tác nghiên cứu lý luận của đảng cầm quyền, góp phần bổ sung, làm rõ các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc hoạch định, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền; góp phần làm phong phú nguồn tư liệu trong nghiên cứu, quản lý, đào tạo bồi dưỡng về công tác nghiên cứu lý luận của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh các giá trị to lớn, các công trình nghiên cứu khoa học về nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu về cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng chủ yếu mới chỉ tập trung nghiên cứu về mặt lý luận, khoa học,
ít đánh giá tồn diện, tổng thể những vấn đề thực tiễn về đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, nội dung, phương thức, năng lực lãnh đạo, về vai trị, vị trí cầm quyền của Đảng ta hiện nay, nhất là cịn ít các cơng trình nghiên cứu về tổng kết, đánh giá hệ thống tổ chức hoạt động của công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền: từ nhận thức của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ thức thực hiện công tác; về bộ máy tổ chức hoạt động các cơ quan nghiên cứu; về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu; về cơ chế, chính sách, mơi trường cho các hoạt động nghiên cứu; về kiểm tra, giám sát và triển khai các ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học…
Dù vậy, có thể nói, những kết quả nghiên cứu đó góp phần nâng cao nhận thức, phát triển tư duy lý luận của Đảng, phát hiện những vấn đề mới đang đặt ra, đề xuất những luận điểm mới có căn cứ lý luận, thực tiễn làm cơ sở xác định những giải pháp, kiến nghị trong giai đoạn mới. Đây là những cơng trình nghiên cứu khoa học, lý luận - thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng trên con đường đi lên CNXH. Nghiên cứu sinh trân trọng kế thừa, coi đây là nguồn tư liệu vơ cùng q giá có thể nghiên cứu, tham khảo, bổ sung cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Dưới góc độ cơng tác xây dựng Đảng, cơng tác nghiên cứu lý luận của Đảng đã được quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu và tồn diện, làm rõ một cách có hệ thống, có chất lượng các cơng trình nghiên cứu cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền còn dựa chủ yếu vào kết quả đánh giá sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận về công tác nghiên cứu lý luận chính trị nói chung, do vậy, rất cần thiết phải xây dựng nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu hơn chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta. Trên thế giới hiện nay, tiến trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra khơng ít thách thức cho mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường phát triển. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy sự giao lưu, chia sẻ thông tin, làm cho đời sống xã hội thể hiện xu thế nhất thể hóa, đa dạng hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Gần đây, thế giới đang chứng kiến và phải đối mặt với nhiều thách thức mới, gay gắt, đặc biệt là sự phát triển đột biến của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là hiểm họa lan rộng của thiên tai, dịch bệnh,
nhất là đại dịch Covid-19 làm trầm trọng hơn nguy cơ một chu kỳ khủng hoảng toàn cầu nặng nề, toàn diện; sự đối đầu ngày càng quyết liệt giữa các đảng phái chính trị là những nhân tố mới tác động đến vai trò cầm quyền của Đảng. Đứng trước bối cảnh đó, cùng với những mặt còn hạn chế trong đánh giá chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ:
Một là, những vấn đề lý luận về đảng cầm quyền
- Từ ngày thành lập, Đảng ta luôn xác định ĐCS Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, trong điều kiện giai cấp công nhân chưa chiếm đa số trong xã hội nên đến nay, hiểu bản chất giai cấp công nhân chưa thật rõ. Cương lĩnh năm 2011 xác định: ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam đặt yêu cầu làm rõ hơn, mối quan hệ giữa Đảng - giai cấp - dân tộc - thời đại trong điều kiện mới.
- ĐCS Việt Nam là Đảng cầm quyền nhưng lý luận về khái niệm, nội dung, mơ hình, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế chưa đủ rõ. Chưa nhận thức và phân biệt rõ giữa đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền. Chưa xác định rõ quyền lực của Đảng, kiểm soát quyền lực trong Đảng…
- Cương lĩnh năm 2011, Hiến pháp năm 2013 quy định: ĐCS Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; đồng thời, các tổ chức đảng, đảng viên sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật… song, đến nay những quy định trên chưa được cụ thể hóa, nhất là vấn đề Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân…
- Nhận thức về nội dung công tác xây dựng Đảng, nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức chung là Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, nhiều vấn đề chưa được cụ thể hóa thành các quy định để thực hiện.
- Nhận thức về dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền chưa thật rõ. Chưa xác định rõ làm thế nào để thực hiện dân chủ thực sự trong Đảng cũng như dân chủ thực sự trong nghiên cứu lý luận về Đảng.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội chưa đủ rõ, nhất là ở địa phương, cơ sở, khó phân định thật rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước và sự tham gia chung của Nhân dân.
- Quan niệm về đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền hiện có hai ý kiến khác nhau. Một loại ý kiến cho rằng khi Đảng giành được chính quyền thì khái niệm đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền là giống nhau; loại ý kiến thứ hai cho rằng hai khái niệm này có những điểm giống nhau nhưng không phải là một.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội: có ý kiến cho rằng, cần phải xây dựng luật về Đảng; ý kiến thứ hai cho rằng, không cần thiết phải xây dựng luật về Đảng, vì Điều lệ Đảng được coi là “luật” về Đảng và đã có các quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Đảng…
Hai là, cần tiếp tục hoàn thiện giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay. Cụ thể là:
- Các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, bộ, ngành phải nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trị của cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Nhanh chóng, kịp thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền. Tăng cường sự phối hợp hiệu lực, hiệu quả trong công tác lý luận giữa các cơ quan tham mưu, tư vấn, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý, giảng dạy, ứng dụng lý luận về đảng cầm quyền để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, theo dõi, tổng hợp tình hình kết quả cơng tác nghiên cứu lý luận trong Đảng, hệ thống chính trị và trên phạm vi cả nước.
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, sản phẩm của công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền trong Chương trình làm việc tồn khóa của Ban Chấp hành Trung ương.
- Đầu tư xây dựng các cơ quan tư vấn, tham mưu, chuyên trách về lý luận chính trị nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng xứng tầm, đủ vị thế, tiềm lực thực hiện các nhiệm vụ.
- Công tác xây dựng, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận, các chuyên gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là vấn đề cấp thiết hiện nay.
- Hồn thiện chế độ thảo luận, tranh luận, cơng bố, xử lý, tiếp thu kết quả nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng. Đề cao dân chủ trong nghiên cứu lý luận, thúc đẩy văn hóa tranh luận trong nội bộ Đảng.
Trong giới hạn phạm vi của luận án, nghiên cứu sinh tập trung giải quyết ở khía cạnh chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay:
Một là, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác nghiên cứu lý luận và chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Hai là, phân tích chất lượng cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam: thực trạng và nguyên nhân.
Ba là, xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới.
Bốn là, đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới.
Tiểu kết chương 1
Xuất phát từ vai trị quan trọng và cấp thiết của cơng tác nghiên cứu lý luận nói chung, chất lượng cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Kết quả các cơng trình nghiên cứu đã góp phần tổng quát những vấn đề lý luận chung về đảng cầm quyền và Đảng Cộng cầm quyền, trong đó đã làm rõ một số vấn đề lý luận về tính chính đáng của sự cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản; trình bày quan điểm về vị trí, nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền, mối quan hệ của đảng cầm quyền và kinh nghiệm cầm quyền của một số đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới; góp phần khái quát được những kết quả hoạt động tronghệ thống tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu lý luận nói chung, cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng; góp phần xây dựng cơ sở khoa học và lý luận chung về đánh giá chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở hệ thống kết quả của các cơng trình, kết quả Chương 1 đã khái quát được các giá trị khoa học lý luận và thực tiễn của các cơng trình nghiên cứu lý luận, góp phần quan trọng vào việc tiếp thu, kế thừa và phát triển các vấn đề nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam của đề tài luận án.