Trương Phan Châu Tâm

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TIẾNG HÁN, VĂN HÓA HÁN, LẦN 3 (Trang 173 - 185)

(Khoa Ngữ văn Trung Quốc, USSH)

Tóm tắt: Quá trình cộng cư với các cộng đồng dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, văn

hóangười Hoa đã có sự thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận và giao lưu với văn hóa của người Kinh, Khmer và các dân tộc anh em khác. Mặc dù đã có ba thế kỷổn định, phát triển và trở thành một bộ phận cư dân của cộng đồng các dân tộc Việt ở Nam Bộ, nhưng hành trang di trú của họ: sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo, nếp sống truyền thống văn hóa có nguồn gốc từ Trung Hoa vẫn được duy trì, bảo tồntrong dịng chảy giao lưu, tiếp biến, hội nhậpvăn hóa vùng Nam Bộ, tạo nên bẳn sắc văn hóa Hoa riêng biệt. Nghiên cứu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ đã được các nhà Hán học (Sinology), nhà văn hóa học, nhân học, tôn giáo họcthực hiện ởnhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, triết học, nhân học, ngôn ngữ, tôn giáo,nghệ thuật..v.v..

Bằng nguyên tắc tiếp cận Ngôn ngữ học, tôn giáo học, bài viết này nghiên cứu tiếng Hoa trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo của người Hoa Nam Bộ nhằm góp thêm vào cách nhìn tồn diện và sâu sắc về cộng đồng đặc biệt này. Nghiên cứu về tiếng Hoa trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo cũng là nghiên cứu dấu hiệu đặc trưng trong đời sống văn hóa của người Hoa ở Nam bộ, khơng chỉgóp phần làm rõ vai trị của tiếng Hán trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống,mà cịn là một trong những tác nhân của biến đổi tôn giáo trong cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ hiện nay.

Từ khóa: Hán học, tơn giáo học, Người Hoa Nam Bộ; tiếng Hoa; người Minh Hương, Tín ngưỡng người Hoa, Tơn giáo mới; Minh Sư Đạo; Chuyển đổi tôn giáo; Nhất Quán Đạo

Dẫn nhập

Cộng đồng người Hoa di trú và sinh tồn ở Nam Bộ, Việt Namtừ thế kỷ XVII cho đến nay là làn sóng lớn, nổi bật nhất trong lịch sử di dân của họ. Trong suốtthời gian chung sống cộng cư, đan xen với các tộc người khác, dù có sự tiếp biến về văn hóa, song ngơn ngữ trong tín ngưỡng, tơn giáo của họ vẫn tương đối độc lập, nó khơngchỉ hiện hữu trên các phương diện văn hóatinh thần của cộng đồng người Hoa (thư tịch, bia ký, ghi chép, tài liệulịch sử, văn bản, thơ văn, thư pháp, kiến trúc...v.v..), mà còn là một bộ phận gắn liền với lịch sử văn hóa – xã hộivùng Nam Bộ,Việt Nam.

171

Người Hoa 21ở Nam Bộ chủ yếu là cộng đồng người đến từ các tỉnh, huyện ở duyên hải phía Nam Trung Hoa, bao gồm: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Khách Gia. Đây là những địa phương khác nhau và do vậy, về phương diện văn hóa và ngơn ngữ ít có sự tương đồng nhau (Lý Tùng Hiếu. 2013. tr.12). tuy nhiên họ vẫn nằm trongnhóm ngơn ngữ Hán – Tạng và vẫn sử dụng phổ biến tiếng Hán trong quan hệ xã hội và giao dịch thương mại, đặc biệt là trong sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo.

Theo các nhà Hán học, nhà văn hóa và tơn giáo học, ngôn ngữ trong đời sống tơn giáo có chức năng là dấu chỉ niềm tin,truyền giáo, kết nối vàthúc đẩy hành động, điều chỉnh hành vi tôn giáo, quan trọng hơn là ngôn ngữ tôn giáo được sử dụng thường xuyên trong nhận thức giáo lý, giao tiếp, ứng xử trong nghi lễ,sinh hoạt và quan hệ cộng đồng tín đồ. Do vậy ngơn ngữ trong tôn giáo là ngôn ngữ đặc thù mang tính ẩn dụ (metaphor), tính biểu tượng(Phenomenology)22 Tiếng Hán trong tín ngưỡng, tơn giáo người Hoa Nam Bộ khơng chỉ có chức năng như vậy, mà cịn góp phần duy trì bản sắc và diện mạo văn hóa của một cộng đồng người.

1.Đặc trưng Hán ngữ trong văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo của người Hoa ở Nam Bộ

- Hán ngữ trong văn hóa Người Hoa Nam Bộ.

Có thể kể ra rất nhiều yếu tố ngôn ngữ thể hiện văn hóa người Hoa Nam Bộ, như trang phục, ẩm thực, nghệ thuật, kiến trúc, văn học..v.v...Hán ngữthể hiện nổi bậtvà phổ biến nhấtở một sốđặc điểm chính củavăn hóa người Hoa Nam Bộ như sau:

a. Hán ngữ trong văn hóa cố kếtcộng đồng (thể hiện tính địa phương; họ hàng, thân tộc, huyết thống)

Người Hoa Nam bộ tuy sốngcộng cư, xen kẽ với người Việt, Khmer, Chăm ..v.v.. song, bằng Hán ngữ và thơng qua Hánngữhọ vẫn có những nhận dạng riêng theo địa danh quê hương, bản quán cũ, chẳng hạn ở Nam Bộ có thể nhận dạng nhóm người theo cácbangQuảng Đơng, bang Khách Gia, bang Triều Châu, bang Phước Kiến, bang Phước Châu, bang Hải Nam và bang Quỳnh Châu. Trụ sở giao dịch của các Bang (giống như Văn phòng Đại diện) thường được gọi là "Thất Phủ công sở" hoặc "Thất Phủ hội quán". (Nguyễn Đệ. 2015, 310).Mỗibang lại tổ chức trường học, bệnh viện, ngân hàng, chùa miếu, nghĩa trang, từ đường riêng cho bang mình. Việc nhận dạng theo địa danh góp phần lớn vào việc

21Bài viết này sử dụng thuật ngữ “Người Hoa Nam Bộ, Việt Nam” (bao hàm cả người “ Minh Hương”), là

tên gọi của : nhóm người Hoa đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII( tác giả )

22John R. Hinnells. 2005. The Routledge Companion to the Study of Religion. Routledge Press. London and New York.

172

duy trì ý thức về cộng đồng dân tộc, tạo nên sự đoàn kết giúp đỡ lần nhau trong đời sống cũng như cơng việc làm ăn. Tiếng Hántrong văn hóa cố kết cộng đồng còn thể hiện ở những hội, quán của người Hoa Nam Bộ như Hội Tương tế;Hội Lân Sư Rồng; Hội đồng hương; Hội nghiệp đồn;Hội Cơng thương; HộiĐầu bếp; Hộibảo trợ...v.v.... (Nguyễn Đệ. 2015, 310). .

b. Hán ngữ trong văn hóavọng thương và hướng thị quốc tế

Vọng thương và hướng thị là truyền thống văn hóa rất đặc trưng ở người Hoa, Truyền thống hướng thị này được thể hiện trên ba phương diện:Thứ nhất, gắn bó mật thiết với chợ, tức là hướng tới sự trao đổi, buôn bán hàng hố. Thứ hai, là hướng tớithị thành, đơ thị, hoạt động tạicác trung tâm kinh tế-xã hội lớn. Thứ ba, là gắn với kinh tế thị trường quốc tế, tức là hướng tới sự trao đổi, bn bán hàng hố sâu rộng trong nền kinh tế hàng hoá phát triển cao của thời hiện đại.(Bùi Minh Hào. 30/12/2013, 11:49) Về mặt thực tiễn, Hán ngữ trongvăn hóavọng thương và hướng thị của người Hoa Nam Bộ góp phần giúp họ đạt được thành cơng trong kinh doanh, thương mại quốc tế trải dài và rộng khắp ở Đông Nam Á. (Thái Lan,Singapore, Myanma, Malaisia, Philippin, Lào, Việt Nam..v.v..)(Bùi Minh Hào. 30/12/2013, 11:49)

Tiếng Hán trong tín ngưỡng, tơn giáotruyền thống

Tín ngưỡng của người Hoa Nam Bộ làmột hệ thống thần linh rất phong phú cùng với vô số cáccơ sở thờ tự: Miếu, Đình, Chùa, Đền, Từ Đường. Nhữngthần linhđược thờ phụng phổ biến và có tính chất cộng đồng caolà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phúc Đức Chính Thần, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Định Phúc Táo Quân, Thổ Địa Bản Gia và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên.(Nguyễn Thị Thùy. 2016, tr.29). Chia sẻ quan điểm của một số nhà nghiên cứu tín ngưỡng, tơn giáo ở Nam Bộ, có thể phân loại các hình thức tín ngưỡng của người Hoa thành bốn nhóm: (1) Tín ngưỡng trong cộng đồng – (2) Tín ngưỡng trong gia đình – (3) Tín ngưỡng trong dịng họ – (4) Tín ngưỡng cá nhân (Võ Thanh Bằng (Cb). 2008, . tr. 298)

Nhìn chung, tiếng Hán trong sinh hoạt tín ngưỡng củacộng đồng người HoaNam Bộ là sắc thái riêng để nhận diện văn hóa tộc người của họ trong tiến trình lịch sửlâu dài ởViệt Nam. Cho đến nay, tiếng Hán vẫn được người Hoa sử dụng thường xuyên trong sinh hoạttín ngưỡng, lễ hội, nghi thức với giá trị văn hóa riêng, mà nổi bật là những giá trịcộng đồng – đoàn kết – ghi nhớ nguồn cội – giao lưu và tiếp biến văn hóa. Nhìn từ phương diệnngơn ngữ tôn giáo, tiếng Hán trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa Nam Bộ thể hiện thường xuyên, phổ biến trongnhững hình thức sau :

173

Trong tất cảcác gia đình của người Hoa Nam Bộ, không phân biệt giàu hay nghèo, bànthờ tổ tiên vẫn luôn hiện diện tiếng Hán như: bảng hiệu, câu đối, văn tự , tranh, tượng, thánh tíchvà chúng được xem là những dấu chỉ tâm linh, thiêng liêng và có ý nghĩa sâu xa trong gia đình: Bảng hiệu “ Cửu huyền thất tổ” và các câu đối thường được người hoa Nam bộ đặt cố định ởhai bên bàn thờ như:

Ngày tháng yên vui nhờ phúc ấm – Cần kiệm sớm hôm dựng cơ đồ. Tổ tiên xưa vun trồng cây đức lớn – Con cháu nay giữ gìn nhớ ơn sâu.

Phúc ấm trăm năm Tổ tiên còn để lại – Nề nếp gia phong con cháu phải giữ gìn. Nhờ thọ đức ơng cha đã dựng – Đạo tơn thần con cháu đừng qn.

Tổ tiên tích đức ngàn năm thịnh – Con cháu nhớ ơn vạn đại vinh.

Ngồi ra,cộng đồng, gia đình người Hoa, cịn có Từ đường để thờ phụng chung nhữngvị tổ tiên của dòng họ. Tiếng Hán được sử dụng trong Từ đường là thư tịch về gia phả, dịng tộc, góp phần tạo nên khơng gian linh thiêng, nơi mà cộng đồng người Hoa không chỉ tưởng nhớ công ơn, báo hiếu mà cịn là sự phù trợ gíup đỡ dịng họ và gia đình, tiếng Hán thể hiện rõ nhất trong Từ đường, chẳng hạn Hội Tơng Thân họ Qchcó nhà Từ đường ở đường Lý Thái Tôn, phường 2, thành phố Cà Mau. Phía ngồi cửa chính của nhà Từ đường này có 2 câu đối:

“Phân dương thế trạch qui nguyên bổn Quách thị tông từ hiệp đại gia”

Từ đườngnào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ tự trước sau và họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà gọi là gia phả. Nhà giàu có, có cơng trạng… thì gia phả ghi chép cả cơng nghiệp sự trạng cả tổ tông, mả táng tại đâu … Nội dung Gia phả gồm các phần sau đây : Nội dung , ý nghĩa của gia phả : thường được ghi trong bài tự (tựa), do một người trong họ hoặc một người ngồi họ có tên tuổi viết.Mục đích ý nghĩa chủ yếu của gia phả là giáo dục cho con cháu hiểu rõ nguồn gốc của dịng họ mình, cơng lao của các đời trước để tu dưỡng, tiến bộ về mọi mặt, ngõ hầu làm rạng rỡ cho dịng họ mình. Theo thống kê thì chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 50 từ đường của người Hoa, ngồi ra cịn có hàng chục từ đường các họ của người Hoa ở Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ (Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số TP. Hồ Chí Minh. 2016tr 124).

Hội quán của người Hoa đơi khi cịn được dân gian gọi làChùa, Miếu. Chẳng hạn như chùa Ôngở Cần Thơ có tên gọi chính thức (ghi trên bảng hiệu) là Quảng Triệu Hội

174

Quán23. người Hoa thường sử dụng ngơiChùa,Miếu của mình làm nơi liên lạc, họp hội đồng hươngvà quyên góp làm từ thiện, cúng tế,… nhưtrường hợp Miếu Quan Đế (quận 5- Tp.HCM) là cơ sở của Nghĩa An Hội quán (của người Hoa Triều Châu và người Hẹ).

Nhìn chung các Hội quán đều sử dụng tiếng Hán thể hiện trong nghệ thuật thư pháp: các kiểu chữ “triện”, “thảo” được khắc chạm trên hoành phi, liễn đối, lư, chuông đồng.Trường hợp ở Miếu Quan Đế, tiếng Hán được khắc chạm trênnhững bức hoành phi, câu đối treo trong Miếu nhằm ca ngợi tài năng, công đức của Quan Công như : “Đơn Tâm Quán Nhật “, “Vạn cổ nhất nhân”, “An Kim Hiệp Lực”, “Hào khí Duy Tân”, hay các câu đối:

“ Minh đức duy hình “ Hữu ngã đồng nhơn”

“ Vạn cổ tinh chung chiếu nhật nguyệt Thiên thu nghĩa dũng tráng sơn hà”

Tóm lại, tiếng Hán trong tín ngưỡng thờ tổ tiên, dịng họcủa người Hoa Nam Bộgóp phần vào củng cố, duy trì một thiết chế cộng đồng chặt chẽvà một giá trị tâm linh cốt lõi của cộng đồng.

Tiếng Hán trong tôn giáo mới và chuyển đổi tôn giáo trong cộng đồng người Hoa

Tôn giáo mới (New Religion)và Chuyển đổi tôn giáo (Reigious conversion) là những dạng thức của biến đổi tôn giáo trong đời sống tơn giáo thế giới đương đại. Có thể hiểu tơn giáo mới một cách khái qt là những hình thức tơn giáo khác biệt hoặc đối lậpvới tôn giáo truyền thống và chủ lưu, chúng vừa phản ánh, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của một nhóm người trong bối cảnh văn hóa – xã hội đang thay đổi. Chuyển đổi tôn giáo về bản chất là sự thay đổi niềm tin tôn giáo cùng với sự thay đổi về sinh hoạt văn hóa của nhóm người chuyển đổi. Đời sống tôn giáo của người Hoa Nam Bộ cũng đang cónhững biến đổi trên với những hình thức cụ thể có tính điển hình như q trình chuyển đổi sang Nhất Quán Đạo (I – Kuan – Tao), Minh Sư Đạo với tư cách là tôn giáo mới.

Tiếng Hán trong Kinh sách, tổ chức, nghi lễ và sinh hoạt tín đồ củaMinh Sư Đạo Đạo Minh Sưcó tênđầyđủlà Phật Đường NamTơngMinhSư Đạo, có nguồn gốctừđạo Tiên Thiên ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 19. Tên gọi “đạo Minh Sư” được giải thích rất khác nhau. Nhiều nghiên cứugiải thích rằng “Minh Sư” là vị

23 Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành

175

đạo sư dẫn dắt tín chúng cầu đạo. Bậc đạo sư sáng lập đạo này trong triều đạinhà Minh sáng lập24. Theo ngữ nghĩa, tên gọi “đạo Minh Sư” cịn có hàm ý là sự “khai quang điểm nhãn” cho tín đồ của bậc Minh sư.

Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo (gọi tắt là Minh Sư đạo) ở Nam Bộ, Việt Nam là 1 giáo hội tơn giáo có giáo lý dung hợp tam giáo (Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo) và là nhánh chính trong năm nhánh củaNgũ chi Minh đạo. Phương châm tu của đạo là “Phổ độ chúng sinh – Chân tu giải thoát”.25

Hiện nay, Minh Sư đạo có 53 Phật Đường hoạt động ở 18 tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Bến Tre, Kiên Giang, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An), với hơn 300 chức sắc, 1262 chức việc, trên 11224 tu sĩ, tín đồ và gần 100 chùa hoạt động tại 18 tỉnh, thành phố.26

Quang Nam Phật đường (Tp. Hồ Chí Minh) được chọn làm Tổ đình, người đại diện cao nhất hiện nay là lão sư Trần Vận Như (Trần Tích Định). Đặc điểm lớn của Minh Sư Đạo nhìn từ ngơn ngữ tơn giáo đó là hệ thống kinh sách bằng tiếng Hoa như : kinh Di Đà, kinh Hồng Danh, kinh Phổ Môn, kinh Địa Tạng, kinh Thiện Môn Nhật Dụng, Ngọc Hoàng kinh, Địa Mẫu kinh, Minh Thánh kinh, Thanh Tịnh kinh, Khổng Tử Tâm kinh, Ba La Mật kinh, Cảm ứng Thiên kinh, Liên Hoa Bửu Sám kinh, kinh Cứu Khổ, kinh Thiên Ngươn, kinh Bắc Đẩu... v.v...27

Tín đồ Minh sư đạo ở các tỉnh thành Nam Bộ, Việt Nam chủ yếu là người Hoa, người Minh Hương và người Việt gốc Hoa, do vậy trong giao tiếp, sinh hoạt tôn giáo học sử dụng tiếng Hoa là chủ yếu. Những chức sắc trong tổ chức giáo hội Minh Sư Đạo theo qui định phải thông thạo các kinh sách, truyền bá giáo lý thông thạo bằng tiếng hoa, các tín đồ theo hướng phát triển cũng phải học và nói tiếng Hoa thơng thạo.Nghiên cứu tôn giáo mới trong cộng đồng người Hoa Nam Bộ chúng tơi nhận thấy, tiếng Hán có vai trị quan trọng trong sinh hoạt, nghi lễ và quan hệ tín đồ của Minh sư đạo, thể hiện trong việc sử dụng tiếng Hán để giải thích giáo lý, hiệu quả hùng biện và nói tiếng lạ,thần bí trong đời sống tơn giáo. Đâykhơng chỉ là một trong những khía cạnh văn hóa mà cịn là phương tiện quan trọng nghi lễ, tổ chức giáo hội và đồn kết giữa các tín đồ

24 Có quan điểm giải thích rằng” Đạo Minh Sư chỉmột đoànquân của nhà Minh mong muốn “phản Thanh phục Minh(“Sư”trongtiếngHáncũngcónghĩalàđơnvị quân đội- TG)

25 Hiến chương giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo. NXB Tôn giáo. Hà Nội, tr. 4.

26 Ban tơn giáo chính phủđã cấp đăng ký hoạt động cho giáo hội Minh Sư Đạo từ ngày 17 tháng 08 năm 2007 và công nhận hoạt động ngày 01 tháng 10 năm 2008. ( TG)

176

Tiếng Hán trong quá trình chuyển đổi sang Nhất Quán Đạo (thể hiện trong kinh sách, truyền giáo và nhập đạo)

Nhất quán đạo có nguồn gốc từ Trung Quốc thời nhà Đường, sau đó di chuyển sang Đài Loan và trở thành một hình thức tơn giáo mới có vị thế, cóảnh hưởng lan tỏa sang nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình chuyển đổi sang Nhất quán đạo của người Hoa ởNam Bộ có vai trị rất lớn của Hán ngữ, thể hiện rõ ở mục đích, sự truyền bá, học tập giáo lý, tu rèn đạo đức, sinh hoạt nhóm của ngườichuyển đổi sang Nhất Quán Đạo. Qua khảo sát, chúng tơi thấy có rất nhiều lý do chuyển đổi sang NQĐ, song đa số đều có chung mục đích là bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tiếng Hán, đặc biệt là khuyến khích Đạo

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TIẾNG HÁN, VĂN HÓA HÁN, LẦN 3 (Trang 173 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)