Hiệu quả 1 Khảo sát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT (sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 43 - 45)

IV. Hiệu quả của đề tài 1 Phạm vi ứng dụng

3. Hiệu quả 1 Khảo sát

3.1. Khảo sát

Học kì 2 năm học 2019 – 2020 tôi tiến hành thực nghiệm đề tài tại lớp 12A1 ở trường THPT Hoàng Mai 2 so sánh với lớp đối chứng 12A5 không sử dụng biện pháp của đề tài, cuối năm học khi so sánh về kết quả hạnh kiểm của học sinh tôi thu được số liệu sau:

Năm học 2020 – 2021 tôi và một số đ ng nghiệp tiến hành chọn một số chủ đề tiến hành dạy thực nghiệm ở 15 lớp tại trường THPT Phan Đăng Lưu. Sau tiết dạy tôi tiến hành khảo sát 120 học sinh và 14 GV thu được kết quả như sau

3.2. Phân tích kết quả khảo sát

- Về phía học sinh

Qua số liệu thống kê được tôi thấy rằng với việc áp dụng các biện pháp GDTM như trên, HS lớp chủ nhiệm rất hứng thú với nội dung này và thông qua hoạt động giúp các em hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội, tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực, cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó. Giúp các em có những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ, phát triển năng lực phán đốn và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn cũng như hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử. Khơng những thế cịn giúp các em có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm h n, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Về phía giáo viên

Một số GV khi được tơi chia sẻ về biện pháp GDTM đều rất ủng hộ và thực hiện áp dụng trong công tác chủ nhiệm. Sau khi áp dụng các GV đều đánh giá cao hiệu quả của biện pháp trong việc hình thành năng lực ứng xử của học sinh, giúp nâng cao hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm; giúp giáo viên có niềm vui, động lực tích cực trong hoạt động giáo dục học sinh.

Như vậy từ kết quả trên chúng ta thấy GDTM là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thơng, đó là q trình hoạt động chung của GV và HS nhằm hình thành và phát triển ở HS những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách tồn diện hài hoà cho HS. Sau một thời gian thực hiện biện pháp chúng ta nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, trong rèn luyện cũng như trong ứng xử hàng ngày của HS; nhận thấy được sự hứng khởi, nhiệt tình và niềm vui của mỗi GVCN. Với những kết quả đó, tơi có thể khẳng định đề tài: “Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh

lớp chủ nhiệm ở trường THPT” đã thực sự góp phần vào việc đổi mới phương

pháp và nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT (sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 43 - 45)