Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Một phần của tài liệu LiCH_Su_TUYeN_QUANG__1__9eed5a6fb3 (Trang 46 - 47)

II. MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ Ở LÀM VIỆC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƢỜI TẠI TUYÊN QUANG

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1. Nhà ông Ma Văn Hiến, thôn làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương:

Đây là địa điểm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp tại Việt Bắc, từ ngày 02-4 đến cuối tháng 4-1947.

Tại đây, từ ngày 03 đến ngày 06-4-1947, Ngƣời chủ trì Hội nghị cán bộ Trung ƣơng Đảng, bàn việc cụ thể hóa đƣờng lối kháng chiến và rút kinh nghiệm những tháng đầu kháng chiến.

Ngày 4-4-1947, Ngƣời ký Sắc lệnh số 41/SL về việc thành lập Uỷ ban hành chính đặc biệt miền Thƣợng du tỉnh Thanh Hoá.

Ngày 7-4, Ngƣời gửi thƣ cho các ơng Hồng Hữu Nam (Thứ trƣởng Bộ Nội vụ), Lê Văn Hiến (Bộ trƣởng Bộ Tài chính) yêu cầu khẩn trƣơng di chuyển các cơ quan lên Việt Bắc. Trong ngày, Ngƣời ký Sắc lệnh số 42/SL, quy định việc bãi bỏ ngân sách các cấp kỳ, tỉnh, thành phố, thị xã, khu tự trị và sáp nhập vào Quỹ tồn quốc. Riêng Quỹ đặc biệt Quốc phịng vẫn giữ nhƣ cũ.

2. Lán I, làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương:

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5-1947.

Ngày 19-4-1947, Ngƣời chủ trì phiên họp của Hội đồng Chính phủ, trọng tâm bàn về vấn đề ngoại giao. Ngƣời yêu cầu tất cả các vị Bộ trƣởng nhanh chóng chuyển vào an tồn khu càng sớm càng tốt.

Ngày 25-4-1947, Ngƣời ký Sắc lệnh số 45/SL, thiết lập Toà án binh tối cao và quy định thành phần, thẩm quyền xét xử của toà án này.

Ngày 30-4, Ngƣời chủ trì phiên họp của Hội đồng Chính phủ để bàn các việc: Cử Bộ trƣởng và Thứ trƣởng Bộ Nội vụ thay cụ Huỳnh Thúc Kháng (Bộ trƣởng Bộ Nội vụ) và ơng Hồng Hữu Nam (Thứ trƣởng Bộ Nội vụ) vừa mất. Vấn đề trao đổi ngoại giao theo đề nghị của Chính phủ Inđơnêxia; Việc thả tù binh và nghe báo cáo của Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính...

3. Lán II, làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương:

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ đầu tháng 5/1947 đến ngày 19-5-1947.

Tại đây, ngày 1-5-1947, Ngƣời ký Sắc lệnh số 47/SL, quy định về tổ chức của Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Tổng tham mƣu, Cục Chính trị và Văn phòng Bộ Tổng chỉ huy quân đội.

Trƣớc ngày 10-5-1947, Ngƣời trả lời phỏng vấn phóng viên báo L. Humanité Rơnê Lécmitơ (René L Hermite), Ngƣời nói "Tơi hồn tồn tin rằng đình chiến là điều có thể thực hiện được...Chúng tơi khao khát hồ bình và chúng tơi sẵn sàng hồ bình. Chỉ cịn tuỳ thuộc vào quyết tâm của Chính phủ Pháp mà thơi".

Từ đây, ngày 12-5-1947, Ngƣời đã đến thị xã Thái Nguyên gặp PônMuýt, đại diện của Cao uỷ Pháp ở Đông Dƣơng vào lúc 22h

, để trao đổi về điều kiện ngừng bắn của hai phía Việt-Pháp. Do dã tâm xâm lƣợc và những yêu sách ngang ngƣợc của thực dân Pháp, cuộc hội kiến đã không mang lại kết quả.

Ngày 15-5-1947, Ngƣời chủ toạ phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn về vấn đề ngoại giao với Pháp; Nghe báo cáo của Bộ Quốc phịng về tình hình các mặt trận .

Ngày 19-5-1947, chào mừng ngày sinh của Ngƣời, các đồng chí phục vụ chuẩn bị một bó hoa rừng mang đến chúc thọ Ngƣời. Nhận bó hoa từ tay các đồng chí, Ngƣời rất xúc động và đề nghị dành những bơng hoa đó đi viếng mộ đồng chí Lộc (người được phân cơng lo việc ăn uống cho Chủ tịch Hồ Chí Minh) vừa mới mất trƣớc đó ít ngày vì bệnh sốt rét.

Một phần của tài liệu LiCH_Su_TUYeN_QUANG__1__9eed5a6fb3 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)