Hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật)0001 (Trang 71)

r

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật

Xu hướng đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới đã, đang và sẽ có những tác động mạnh mẽ đến quan điểm và cơ chế giải quyết tranh chấp, về mặt lý luận, nhu cầu thống nhất và phù hợp của hệ thống pháp luật là yêu cầu tất yếu đặt ra. Trong tình hình hiện nay, các TCKDTM trong xu thế khu vực hoá và tồn cầu hố là rất đa dạng, phức tạp, đòi hởi hệ thống pháp luật của chúng ta phải luôn được đổi mới, bồ sung, hoàn thiện sao cho phù họp với sự

phát triển của thực tiễn và phù hợp với những thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. TCKDTM với xu hướng diễn ra thường xuyên, phổ biến và gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp cùng với sự phát triển về quy mô, nhịp độ, các loại, dạng hoạt động thương mại trong phạm vi địa bàn tỉnh cũng như trong quốc gia và trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, giải quyết nhanh gọn, có hiệu quả, hợp lý các tranh chấp kinh doanh, thương mại càng trở nên cần thiết đổi với mục tiêu thúc đẩy hoạt động KDTM.

Bởi lẽ, nếu chúng được giải quyết nhanh gọn, hợp lý, có hiệu quả thì khơng những tạo điều kiện để hoạt động KDTM diễn ra một cách suôn sẻ, khơng gặp ách tắc, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh được bão đảm mà còn tạo ra môi trường tâm lý tốt cho các thương nhân yên tâm, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, kinh doanh. Cội nguồn của mọi học thuyết, cơ sở của mọi lý luận chính là thực tiễn. Thực tiễn hoạt động pháp luật nói chung và pháp luật tổ tụng về giải quyết TCKDTM nói riêng đang đặt ra những yêu cầu cho việc tiếp tục hoàn thiện. Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp KDTM tại tỉnh Đồng Tháp xin có một số kiến nghị về hồn thiện các quy định pháp luật sau:

Thứ nhất, Sửa đôi, bô sung về pháp luật KDTM

Hiện nay, để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, Tòa án phải dựa vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như BLTTDS 2015, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì thấy các quy định của các văn bản Luật vẫn cịn có những mâu thuẫn nhau, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa được đồng nhất, nên khi áp dụng đề giải quyết tranh chấp, Thẩm phán nhiều khi cảm thấy mơ hồ, không biết áp dụng như thế nào cho hợp tình hợp lý, nhiều khi các thẩm phán cịn có những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề của luật quy định. Do đó cần phải thực hiện rà sốt, hệ thống lại các quy

định của pháp luật sao cho các văn bản quy phạm pháp luật vê giải quyêt tranh chấp thương mại được đồng bộ, có tính hệ thống, tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định. Đồng thời cũng thể hiện sự rõ ràng các quy định của pháp luật, tuy nhiên cần tránh tình trạng pháp luật quy định chung chung, không rõ ràng.

Thứ hai, Cần có quy định, hoặc hướng dẫn cụ thể về quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 quy định “tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa các cá nhăn, tồ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận ”, để đảm bảo phân định rõ đâu là TCKDTM, đâu là tranh chấp dân sự.

Mặt khác, các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại 2005 vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều nội dung hướng dẫn trong Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hay các Nghị định của Chính phủ ... cịn có mâu thuẫn với Luật Thương mại 2005. Sự chồng chéo và thiếu tính nhất quán của Pháp luật dẫn đến một hậu quả đương nhiên đó là Thẩm phán đưa ra những quyết định, bản án thiếu khách quan, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Để việc áp dụng pháp luật được đúng và hiệu quả, Tòa án nhân dân Tối cao cũng đã có những giải đáp để hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, việc thống nhất giữa các quy định trong văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn của pháp luật KDTM là điều hết sức cần thiết. Từ đó giúp cho việc giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án được diễn ra một cách mau chóng, dễ dàng hơn. Tạo điều kiện cho Tịa án có thể đưa ra được những bản án, quyết định hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp.

Thủ'ba, Cần những quy định mới về giải quyết TCKDTM.

Từ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như BLTTDS 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị quyết sổ 02/2016/NQ-

HĐTP của Hộ đơng Thâm phán Tịa án nhân dân tơi cao có thê thây răng những văn bản này không quy định thế nào là TCKDTM mà chỉ liệt kê một số trường họp (được liệt kê tại Điều 30 BLTTDS 2015) mà không quy định hết các trường hợp mà Tịa án có thẩm quyền giải quyết TCKDTM. Do đó cần phải có một khái niệm chính xác nhất về tranh chấp và giải quyết TCKDTM. Có như vậy thì khi xác định loại hình tranh chấp mới dễ dàng và bao trùm được toàn bộ nội hàm của tranh chấp, giải quyết tranh chấp thương mại. Cách liệt kê các trường hợp tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện nay thì vẫn cịn hạn chế, chưa bao trùm được hết các loại tranh chấp thương mại. Đồng thời vẫn cịn có những quy định chồng chéo và mâu thuẫn với nhau như đã nói ở trên.

Hiện nay, pháp luật giải quyết TCKDTM tại Tịa án vẫn chưa có quy định về trường hợp chỉ một bên có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích lợi nhuận cịn bên kia thì khơng, hoặc là các bên không đăng ký kinh doanh và không nhằm mục đích sinh lợi nhưng khi giao kết Họp đồng thì các bên căn cứ vào Luật Thương mại để thỏa thuận, như vậy, khi xẩy ra tranh chấp, việc xác định loại tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự hay KDTM đối với Thẩm phán là tương đối khó khăn. Thiết nghĩ cần phải có những quy định này để có thể phân định loại hình tranh chấp được rạch rịi và dễ dàng hơn.

Thứ tư, hồn thiện cơng tác thi hành bản án, quyết định của Tịa án

Sau khi giải quyết TCKDTM. Bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật cần phải được thi hành một cách nghiêm túc, đúng pháp luật đế đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết tranh chấp. Vì vậy, cần phải hồn thiện cơng tác tổ chức của cơ quan thi hành án để bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại được thi hành một cách đầy đủ, nhanh chóng, nghiêm minh và đúng pháp luật.

Thứ năm, hồn thiện vê cơ sờ lý luận, cơ sở pháp lý sao cho hoạt động kinh doanh, thương mại trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng được đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của cả nước và của riêng địa phương trong xu thế phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Quy định rõ hoạt động nhàm mục đích sinh lợi là gì, các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác là thế nào thì đến nay chưa có một văn bản nào quy định và hướng dẫn về vấn đề này. Do đó cần phải đối mới pháp luật, đổi mới tư duy lập pháp là hết sức cần thiết, cần hồn thiện pháp luật hình thức quy định về trình tự, thủ thục giải quyết TCKDTM theo hướng gọn nhẹ, tránh rườm rà nhưng phải mang lại hiệu quả cao trong công tác giải quyết tranh chấp. Đảm bảo được hiệu lực thi hành các thỏa thuận, cam kết của các bên tranh chấp, cần phải đổi mới pháp luật hơn nữa để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử của Tịa án nói chung và tại Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong lĩnh vực KDTM. Mặt khác, quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các bên giải quyết tranh chấp. Tăng cường khả năng giám sát của Đảng, Nhà nước thông qua hệ thống Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực phục vụ cho hoạt động giải quyết TCKDTM.

Cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dần thi hành BLTTDS 2015 về lĩnh vực KDTM. BLTTDS 2015 mới có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016, đến nay đã được hơn 2 năm áp dụng, tuy nhiên văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng bộ luật này cịn rất ít, do đó gây khó khăn, cản trở cho việc giải quyết tranh chấp dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết. Vì thế, cần phải ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết của BLTTDS 2015 nhằm đáp ứng cho cơng tác xét xử nói chung và trong lĩnh vực KDTM nói riêng.

Việc giải quyết TCKDTM bằng Tịa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục tố tụng nghiêm ngặt theo quy định của BLTTDS nên các bên giãi quyết

tranh châp có thê cảm thây gị bó hơn so với việc giải qut tranh châp băng Trọng tài thương mại. Vì vậy, khi xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án nhân dân các huyện, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp cần phải “nới lỏng” trình tự thủ tục tuy nhiên vần phải đảm bảo theo quy định của pháp luật với các hướng như sau: tổ chức phiên Tòa theo hướng thân thiện và điều hành phần tranh tụng một cách thỏa mái nhất cho các bên đang tranh chấp, nhằm hạn chế sự căng thẳng, xung đột giữa các bên, đảm bảo bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Khi các bên tranh chấp yêu cầu và Tòa án xét thấy hợp lý, đúng pháp luật thì Tịa án có thể hạn chế số người tham dự phiên Tịa, nhất là các đối tượng có cùng ngành nghề hoạt động thương mại.

Thứ sáu, Việc cung cấp chứng cứ của đương sự trong q trình giải quyết án KDTM cịn chưa đầy đủ, các đương sự ở xa, nhiều khi triệu tập cố tình khơng đến dẫn đến giải quyết gặp khó khăn; khơng thực hiện đầy đủ các thủ tục do pháp luật quy định về nghĩa vụ tự chứng minh nhưng chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý các trường hợp này. Vì vậy can có quy định biện pháp, mức độ xử lý đề hạn chế thấp nhất các vi phạm trên.

Thứ bảy, Đối với thời hạn tố tụng, cần phải sửa đổi bố sung sao cho kéo dài thời hạn chuấn bị xét xử hơn nữa. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn chuẩn bị xét xừ tối đa là 03 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thiết nghĩ cần phải kéo dài thời hạn này hơn nữa, và kéo dài thêm 01 tháng với

tổng số là 04 tháng.

3.2.2. Một sổ kiến nghị đối với Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Thứ nhất, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp cần đề cao trách nhiệm của cá nhân và nâng cao hiệu quả công tác. Tiếp tục nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm đối với Thấm phán, Thư ký, Hộ thẩm nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ xét xử, công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong lĩnh vực KDTM và việc

chuyên giao bản án, quyêt định của Tịa án. Chân chỉnh những thiêu sót, bât cập trong q trình áp dụng pháp luật, rà soát lại những trường hợp án bị hủy, bị sửa từ đó yêu cầu Thẩm phán giải quyết vụ án đó phải kiểm điểm, giải trình, rút kinh nghiệm và xem xét lại trình độ nghiệp vụ xét xử của mình, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục.

77/W’ hai, Tăng cường hon nữa công tác phối hợp với các cơ quan, đon

vị, địa phương không chỉ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mà tất cả các đon vị, cơ quan liên quan trên phạm vi cả nước liên quan trong công tác giải quyết các vụ án TCKDTM sao cho nhịp nhàng, thuận lợi đầy đủ và nhanh gọn, đảm bảo cả về trình tự thủ tục, thời gian và chất lượng công việc.

Thứ ba, Tăng cường hon nữa tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật rộng rãi hơn nữa cho các chủ thể hoạt động KDTM nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, có ý thức tơn trọng pháp luật, thực hiện pháp luật KDTM tốt hơn nữa nhàm tránh những tranh chấp phát sinh khơng đáng có. Ngồi ra cịn giúp họ tìm ra các phương thức giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và phù hợp nhất để tháo gỡ các bất đồng, mâu thuẫn một cách nhanh chóng, tiện lợi, ít tốn kém nhất có thể.

Can phải tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, ví dụ như tun truyền trên đài phát thanh của tinh Đồng Tháp, trên trang của cổng thông tin điện từ tỉnh Đồng Tháp ... Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KDTM thông qua đội ngũ cán bộ, các bổi tập huấn cho các Doanh nghiệp trên địa bàn để họ có thể nắm vững được các quy định của pháp luật nhằm tránh những tranh chấp khơng đáng có có thể xảy ra.

Tổ chức các chương trình tìm hiểu về pháp luật KDTM, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại, từ đó có thể giáo dục được ý thức của các

thương nhân nói chung và các thương nhân trên địa bàn tỉnh đê họ có thê thây được những điểm hạn chế của tranh chấp, từ đó có ỷ thức chấp hành pháp luật

về KDTM hơn nữa.

2 r 1 __

Thú' tư, bô sung một sô quy định đê cơng tác xét xử của Tồ án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Tháp đạt hiệu quả tốt nhất như sau:

Sửa đổi, bồ sung Luật Thương mại 2005 cho phù họp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước và hội nhập do một số quy định còn bở ngỏ.

Đào tạo chuyên sâu cho thẩm pháp về những nguyên tắc, hoạt động K.DTM và công tác xét xừ KDTM trong và ngồi nước.

Quy định phải thành lập tịa chun trách về kinh tế ở cấp huyện để thẩm phán có chun mơn sâu trong các vụ án KDTM

Tăng biên chế thẩm phán cho tòa án hai cấp đặc biệt là cấp huyện và bổ

2 f - . £

nhiệm thâm phán trọn đời có như vậy họ mới tồn tâm tồn lực cơng hiên.

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị: tịa phúc thẩm, giám đốc thẩm nên ngắn lại khoản 1 năm.

Quy định đơn giản hơn việc cưỡng chế án kinh tế khi một bên cố tình khơng thi hành bản án, do hiện nay khá phức tạp vì thường liên quan đến tài

\ r

sản, qun sử dụng đât.

TIẾU KẾT CHU ƠNG 3

Trong cơng tác xét xử sơ thâm các tranh châp KDTM của Tòa án nhân dân tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua cũng đã đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên cũng vẫn cịn tồn tại khơng ít những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Vì vậy, ở chương này, em có một số kiến nghị như hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM; nâng cao hiệu quà công tác giải quyết tranh chấp của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân... và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết TCKDTM tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp như cần phải đề nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định cùa pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn xét xử, nâng cao trình độ của Thấm phán, Hội thấm ... đặc biệt là kỳ năng giải quyết tranh chấp thương mại của những người tham gia tố tụng. Ngồi ra cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại là hết sức quan trọng, với mục đích nhằm tránh

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật)0001 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)