Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo loại việc của Tòa án

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33)

Xác định thẩm quyền theo vụ việc là xác định phạm vi các tranh chấp phát sinh từ hoạt động KDTM được pháp luật xác định thuộc quyền hạn giải quyết của Tòa án. Điều 30 BLTTDS 2015. Những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết cùa Tòa án.

- Tranh châp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tơ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tố chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.7 •••

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quàn trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Các tranh chấp khác về KDTM, trừ trường họp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tố chức khác theo quy định của pháp luật

2.1.1.1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thưotìg mại

Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ

có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dị, khai thác. Các tranh chấp này được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành như: Luật Thương mại, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Giao thông đường bộ, Luật Kinh doanh bào hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khống sản.

Qua đó, các tranh châp được coi là tranh châp trong hoạt động KDTM phải hội đủ ba điều kiện:

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ tranh chấp phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật như: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cá nhân, tố chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM. “Hoạt động KDTM không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký KDTM mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đấy, nâng cao hiệu quà hoạt động, kinh doanh thương mại” (Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán ngày

31/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS 2004, gọi tắt là Nghị quyết 01).

Thứ ba, các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận. Theo hướng dần Nghị quyết 01 mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động KDTM là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà khơng phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động KDTM đó.

2.1.1.2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chun giao cơng nghệ vĩ mục đích lợi nhuận

Do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, công nghệ... Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản rất đặc biệt, nó vơ hình, nhưng có giá trị cao, là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Do đó, tài sản trí tuệ này thường bị xâm hại dẫn đến những tranh chấp. Trước yêu cầu hội nhập thế giới pháp luật tố tụng dân sự quy định thấm quyền cho Tòa án giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức là cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, là cơ sở pháp lý để Tịa án có thẩm quyền thụ lý, giải

quyêt các tranh châp sở hữu trí tuệ và chuyên giao cơng nghệ, nhăm bảo vệ quyền và lợi ích các đương sự, tạo niềm tin cho các chủ thể sáng tạo.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là tranh chấp về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sán trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ là tranh chấp về các thỏa thuận trong việc chuyển giao bí quyết, kỳ thuật, kiến thức kỳ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỳ thuật, chương trình máy tính, thơng tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới cơng nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ thì khơng địi hỏi cá nhân tố chức phải đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động KDTM. Nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, cịn bên kia khơng có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó được coi là tranh chấp dân sự được quy định Khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015. Như vậy “mục đích lợi nhuận là tiêu chí duy nhất dùng để xác định một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là TCKDTM hay tranh chấp dân sự.

2.1.1.3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty

Mặc dù những thành viên này có thể trở thành thành viên của cơng ty hoặc không nhưng những giao dịch chuyển nhượng vốn được xếp vào hành vi đầu tư, kinh doanh theo giải thích của Luật Doanh nghiệp 2020. Do đó những tranh chấp này cũng được xếp vào diện tranh chấp kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án.

Đó là tranh châp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty. Trong đó:

2.ỉ.1.4. Các tranh chấp giữa câng ty vói các thành viên của cơng ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đoi với công ty

Thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bàng giá trị quyền sở hữu công nghiệp; về mệnh giá cố phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mồi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản cùa công ty tương ứng với phần vốn góp vào cơng ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lồ tương ứng với phần vốn góp vào cơng ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh tốn các khoản nợ của cơng ty, thanh lý tài sản và thanh lý các họp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của cơng ty về việc trị giá phần vốn góp vào cơng ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào cơng ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào cơng ty cùa thành viên cơng ty đó cho người khác khơng phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu khơng ghi tên và cố phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lồ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên

của công ty liên quan đên việc thành lập, hoạt động, giải thê, sáp nhập họp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

Trên thực tế, có nhiều tranh chấp phát sinh giữa thành viên công ty với công ty hoặc giữa các thành viên công ty với nhau. Tuy nhiên, các tranh chấp này không phải tất cả đều là các TCKDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án. Qua đó để xác định một tranh chấp là tranh chấp cơng ty cần có hai điều kiện, đó là (i) các bên tranh chấp phải là công ty hoặc thành viên công ty; và (ii) tranh chấp phát sinh từ việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

2.1.1.5. Tranh chấp khác về kinh doanh mà pháp luật quy định

Đây là quy định mở trong BLTTDS nhằm dự liệu những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh chưa được liệt kê trong BLTTDS nhưng được quy định trong luật khác hoặc các tranh chấp mới phát sinh từ thực hiện hoạt động kinh doanh và được xác định là hoạt động KDTM.

2.1.2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo cap xét xử của Toà án

Thẩm quyền theo cấp xét xử sơ thẩm của Tòa án là giới hạn do pháp luật quy định để Tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các TCKDTM trong lần xét xử đầu tiên đối với vụ TCKDTM. Thông thường thẩm quyền của Tòa án các cấp được phân chia căn cứ vào giá trị tranh chấp, tính chất của sự việc và khá năng, điều kiện cùa từng cấp Tòa án. Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp được quy định căn cứ vào các tiêu chí:

Thứ nhất, tính chất phức tạp của vụ việc. Tính chất phức tạp của vụ việc là độ khó của việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc đó. Độ khó

của vụ việc phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi không gian, thành phần chủ thế của quan hệ pháp luật, mức độ sử dụng nghiệp vụ trong hoạt động áp dụng pháp luật. Các quan hệ pháp luật về KDTM có thể diễn ra trong phạm vi hẹp

nhưng cũng có thê được xác lập trong phạm vi không gian liên quan đên nhiều quốc gia phụ thuộc vào tính chất quan hệ. Điều này hẳn nhiên có nhiều khó khăn cho các đương sự trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh, Tòa

án thực hiện các thủ tục tư pháp đế giải quyết vụ việc. Với khả năng của mình, một số Tịa án có thể khơng áp dụng các biện pháp tư pháp để thực hiện

nhiệm vụ mà cần có sự can thiệp của Tòa án cấp cao hơn.

Thứ hai, điều kiện khả năng giải quyết các tranh chấp của từng cấp Tòa án. Năng lực của Tòa án phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố nhân lực, phương tiện trang bị kỳ thuật và khả năng thực hiện ủy thác tư pháp. Do đó, những Tịa án có kinh nghiệm, khả năng thực hiện xét xử sẽ thuận lợi hơn các Tịa án khác chưa có điều kiện thực thi những vấn đề này. Thẩm quyền của Tòa án các cấp của một số nước trên thế giới cũng quy định theo hướng này (Trung Quốc, Nga, Đài Loan).

Thẩm quyền của Tòa án các cấp phân định cấp Tịa án có chức năng xét xừ sơ thẩm đối với các TCKDTM. Pháp luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp đối với TCKDTM xuất phát từ những đặc thù của hệ thống Tòa án của Việt Nam. Hệ thống Tòa án của Việt Nam được xây dựng theo cấp Tịa án, theo đó việc xét xử sơ thẩm có thể ở Tịa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh. BLTTDS căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc để phân định thẩm quyền giải quyết TCKDTM giữa Tòa án cấp huyện

và Tòa án cấp tỉnh.

2.1.2.1. Thâm quyền xét xử tranh chẩp kinh doanh thương mại của tòa án cấp huyện

BLTTDS 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp về KDTM quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này như đã phân tích; Trừ những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện

nước CHXHCNVN ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thâm quyên của nước ngoài (Khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015).

So với BLTTDS 2004, thẩm quyền xét xử của tòa án đã được mở rộng hơn. Quy định mới của BLTTDS “phù họp với tinh thần của cải cách tư pháp, cũng như phân quyền mạnh cho Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết chủ yếu các vụ án kinh tế theo thủ tục sơ thẩm, còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xét xử, quản lý Tòa án cấp huyện và chỉ giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế phức tạp và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm các vụ án kinh tế mà Tòa án cấp huyện đã giải quyết” [6, tr. 51 ].

2.1.2.2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án cấp tỉnh

Theo điểm a, Khoản 1 Điều 37 BLTTDS, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các vụ tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Bao gồm: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa cơng ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức tổ chức cùa công ty; Các tranh chấp khác về KDTM mà pháp luật có quy định; TCKDTM mà có đương

sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngồi (Quan hệ có yếu tổ nước ngoài là một lĩnh vực rộng và khả phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả xin phép khơng nghiên cứu sâu về lình vực này, nếu có cơ hội tác giả sẽ đề cập lĩnh vực này trong một nghiên cứu khác).

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp

huyện khi xét thây cân thiêt (Khoản 2 Điêu 37 BLTTDS). Quy định này đã thể hiện thẩm quyền chun mơn, tính bao qt của tòa án cấp trên đối với tòa án cấp dưới.

2.1.3. Thẩm quyền xét xử Sff thẩm theo lãnh thổ của Tồ án

Thấm quyền của Tịa án theo lãnh thố là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc KDTM cùa Tịa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ quy định Tịa án có nghĩa vụ giải quyết các vụ việc KDTM theo yêu càu của đương sự khi khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định:

Thứ nhất, nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Khác với nguyên đơn là người trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình, chủ động trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết mâu thuẫn thì bị đơn là người tham gia tố tụng trong

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)