Lý thuyết sinh thái xã hội

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

2.2.1. Lý thuyết sinh thái xã hội

Lý thuyết sinh thái xã hội là một hình thức cơ bản của quan điểm-lý thuyết hệ thống. Tên gọi xuất phát từ lý thuyết hệ thống và lý thuyết hệ thống môi sinh. Nền tảng của lý thuyết dựa trên lý thuyết hệ thống là việc chú ý đến tác động diễn ra bên trong các hệ thống và giữa các hệ thống với nhau và khoa học về mơi sinh có nghĩa là chú ý đến tác động qua lại và sự thích ứng của vạn vật vào môi trường xung quanh. Tư tưởng triết học Đông phương (Kinh Dịch), vạn vật không ngừng chuyển động, tương tác, và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự quân bình rất tinh tế. Phối hợp thuyết hệ thống và khoa học về môi sinh, thuyết sinh thái xã hội chú ý vị trí của cá nhân trong mơi trường sống.

Tiếp cận sinh thái có nguồn gốc từ quan niệm của Lewinian, cho rằng: hành vi là một hoạt động của con người có sự tương tác với môi trường của họ. Điều này quan trọng vì con người khơng sống biệt lập mà ln luôn sống trong cộng đồng, và tác động qua lại giữa các hệ thống con người và mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của cá nhân và của xã hội [34].

Ở Việt Nam quan điểm lý thuyết sinh thái xã hội chủ yếu được đề cập đến với tên gọi Trường phái xã hội học Chicago [18]. Xuất phát điểm của các học giả tại trường Đại học Chicago đại diện xây dựng nên lý thuyết này nhằm lý giải đời sống xã hội bằng các khái niệm vay mượn của các lý thuyết tiến hóa sinh học mà điển hình là bài viết của Robert Park về đời sống đô thị xuất bản năm 1916. Tuy nhiên

sau đó lần đầu tiên hệ thống lý thuyết này đã được Amos Hawley trình bày với nội dung chắc chắn, khung lý thuyết mạnh và có hệ thống, và một vị trí xác định với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề cơ bản của xã hội học. Hawley đã công bố cuốn sách “Sinh thái học xã hội: Một lý thuyết về cấu trúc cộng đồng” năm 1950 để lập luận rằng “sự thích ứng với mơi trường là một hiện tượng có tính chất tập thể”, và rằng “sự thích ứng đó được thực hiện chỉ thơng qua tổ chức”; theo đó, cá nhân chỉ là một cái gì đó chiếm một vị trí của một vai trị xã hội trong cấu trúc xã hội – “cá nhân đến rồi đi, nhưng cấu trúc thì vẫn cịn” (Hawley 1992:3, 13, dẫn lại từ [18], trang 24). Với việc xem xét “tổ chức xã hội như đang tiến triển trên đường cong logistic và bị quy định bởi tỉ số đầu vào/đầu ra và bởi vị trí của đường tiệm cận là cái cũng thay đổi theo những thay đổi của môi trường”, ông lập luận rằng “nguồn gốc của hầu như mọi trục trặc về xã hội có thể được quy về việc rối loạn chức năng hay không thực hiện chức năng của các tổ chức” (Hawley 1992:8, 13, dẫn lại từ [18], trang 25).

Môi trường xã hội trong lý thuyết này thể hiện ở 3 cấp độ: Vi mô, trung mô và vĩ mô. Cấp vi mô là bản thân những hệ thống vi mơ trong cuộc sống của cá nhân đó, gồm gia đình, bạn bè… Cấp trung mơ là những quan hệ tương tác giữa các hệ thống vi mơ có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cá nhân, gồm mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, giữa gia đình và bạn bè… Cấp vĩ mô được xem xét trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa có ảnh hưởng đến cá nhân, gồm các thiết chế, chính sách của nhà nước. Lý thuyết hệ thống và sinh thái học tạo được cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội học và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, thuyết này mang tính tương tác, giúp thúc đẩy sự tìm hiểu về tác động giữa các cá nhân với hệ thống, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Tuy nhiên, thuyết này khơng mang tính mơ tả, khơng cho biết rõ hành động cụ thể cần phải làm là gì. Ngồi ra, đây là một lý thuyết tổng qt, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, quá nhấn mạnh đến tính đồn kết và bền vững xã hội.

Nói cách khác, như được phân tích và nhấn mạnh trong bài tổng luận của tác giả Vũ Mạnh Lợi, cách nhìn của Hawley giúp ích trong việc lý giải và tìm hiểu hệ

thống xã hội đang tồn tại vận hành như thế nào, các tổ chức xã hội hoạt động và tiến triển trong thế cân bằng ổn định, bao gồm cả cân bằng động, như thế nào [18]. Điểm yếu căn bản nhất trong lý thuyết của Hawley là việc thiếu khả năng dự báo một cách thuyết phục những biến đổi xã hội mạnh mẽ và đột ngột, gắn với xu hướng ủng hộ và biện minh cho bất cứ điều gì đang tồn tại trong quan điểm chức năng. Bản thân ông cũng lưu ý “có lẽ sự bảo vệ tốt nhất chống lại việc áp dụng sai cách tiếp cận ở mức vĩ mô là việc duy trì tính mở của hệ thống xã hội” (Hawley 1992:13, dẫn lại từ [18], trang 26).

Chính vì vậy, lợi điểm lớn nhất của lý thuyết này là giúp đưa ra những dự báo cho các biến đổi xã hội dần dần, là một cách tiếp cận chú ý tới các quá trình và hiện tượng xã hội như kết quả của mối tương tác giữa bốn yếu tố Dân số, Tổ chức xã hội, Môi trường, Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng của mỗi khái niệm. Trong khi những ý tưởng của sinh thái học xã hội đặc biệt hữu ích trong việc nghiên cứu sự phát triển đô thị, trong phạm vi luận án này, lý thuyết theo quan điểm của Hawley cung cấp một hướng nhìn về mơi trường con người nói chung và mối quan hệ tương tác giữa con người và mơi trường nói riêng, để tìm kiếm cơ sở nhận diện và cách lý giải cho khả năng phòng ngừa, can thiệp, né tránh các hành vi có nguy cơ lệch chuẩn và vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. Đó là 05 cấp độ bảo vệ gồm Nhà nước với hệ thống luật pháp, Cộng đồng với hệ thống dư luận xã hội gắn liền với những phong tục, tập quán và thái độ của cộng đồng, Nhà trường với hệ thống giáo dục trang bị không chỉ kiến thức học thuật mà cả những kỹ năng sống và phòng tránh các hành vi nguy cơ, Gia đình với sự gắn bó tâm lý – tình cảm chi phối tới nhận thức và năng lực hành vi của con cái, và Bản thân người chưa thành niên với năng lực nhận biết, kỹ năng xử lý trước các nguy cơ có khả năng gây hại cho bản thân hoặc sai lệch trước các chuẩn mực xã hội tích cực. Trong đó, việc xem xét nhóm phi chính thức trong nhà trường được đặt ra với tư cách là một cơ chế tương tác xã hội đan xen giữa yếu tố Nhà trường và Bản thân người chưa thành niên, bên cạnh vai trò điều tiết và kiểm soát của hệ thống Nhà nước – Cộng đồng – Gia đình.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)