đồng học nghề và nâng cao hiệu quả tư vấn về hợp đồng học nghề
Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh gần 2,3 triệu người học. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình tuyển sinh với mức độ cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt như hiện nay, yêu cầu đặt ra cho việc thực hiện mục tiêu này được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, gần 2.000 trường nghề cơng lập được quyền tự quyết định về hình thức tuyển sinh. Thế nhưng, làm thế nào để lấp đầy chỉ tiêu tuyển sinh vẫn là bài tốn khơng dễ giải đáp, khi các trường phải cạnh tranh cật lực mà vẫn không thể hút người học. Sự cạnh tranh không chỉ xảy ra giữa các trường nghề với nhau, mà còn với cả trường đại học; trong cuộc cạnh tranh này, trường nghề luôn yếu thế.
Mùa tuyển sinh năm nay cũng không ngoại lệ. Sự yếu thế của các trường nghề thể hiện rõ trong nhiều hình thức, nhằm thu hút người học, như: ngày hội tư vấn tuyển sinh, các phiên giới thiệu việc làm, tuyển dụng học nghề... Trong khi nhiều trường đại học liên tục tố chức hoạt động thu hút người học, các trường nghề lại khá yên lặng;
Nhìn lại các năm trước, dù kết quả tuyển sinh nghề đạt 100% chỉ tiêu đề ra nhưng trên thực tế, số lượng người học nghề vẫn quá thấp so với nhu
cầu của thị trường lao động; kết quả tuyển sinh có sự chênh lệch lớn giữa các trường nghề. Tại Hội nghị về triển khai nhiệm vụ, giải pháp tuyền sinh, đào tạo nghề diễn ra mới đây, đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết,
tuyên sinh Giáo dục nghê nghiệp nhìn chung cịn gặp khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do ảnh hưởng của tuyển sinh đại học. Cụ thể, phương thức tuyển sinh đại học có nhiều sự thay đổi (nhiều trường chỉ xét học bạ của 03 năm cấp 3, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển
sinh kéo dài chia ra nhiều đợt) đã tạo điều kiện thu hút học sinh vào học, gây áp lực cho các trường nghề trong công tác tuyển sinh. Hệ quả là nhiều trường nghề tuyển khơng đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường tuyển sinh được rất ít.
Đó là lý do khách quan, song bản thân trường nghề cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là các trường chưa thực sự năng động, tích cực trong việc đổi mới, tìm kiếm nguồn tuyển sinh cũng như chưa tạo được sức hút với người học. Bên cạnh đó, thì việc lựa chọn ngành, nghề của phụ huynh cho con em họ cũng là một trở ngại của các trường nghề. Nếu xã hội chờ mong trường nghề là “vườn ươm” lao động cỏ tay nghề, kỹ năng cho người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động quan tâm, đón nhận sau tốt nghiệp, thì xét về góc độ này, tính kết nối giữa trường nghề và doanh nghiệp chưa cao.
Trên thực tế, những nồ lực trong công tác tuyển sinh thơng qua việc đổi mới các hình thức đào tạo, nội dung chương trinh đào tạo của trường nghề là đáng ghi nhận. Điển hình như đối với tuyển sinh hệ trung cấp, chỉ cần từ tốt nghiệp trung học cơ sở, học viên có thế lựa chọn học thêm bổ túc văn hóa hoặc chỉ học riêng lĩnh vực nghề (thay vì bắt buộc phải học cả nghề và bổ túc văn hóa như trước). Nếu chọn học nghề và bố túc văn hóa, học viên tốt nghiệp ra trường sẽ có Chứng chỉ nghề và Bằng Tốt nghiệp bổ túc văn hóa, đủ điều kiện để học liên thông lên cao đẳng, đại học ...
Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để trường nghề có thể cạnh tranh với các trường đại học, hay ít nhất là có thể thu hút người học đến với mình. Bởi
lẽ, bản thân cơng tác đào tạo nghề, cơ cấu trình độ đào tạo hiện vẫn cịn nhiều
bất cập. Điều này phản ánh việc đào tạo một cách bài bản vẫn gặp khó khăn, chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa thực sự cao, sự năng động của các trường nghề còn hạn chế.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 của ngành Lao động Thương binh và Xã hội; Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được xác định là một trong những khâu đột phá của ngành. Đe thực hiện được mục tiêu đề ra, như: tăng chỉ tiêu tuyển sinh, nâng cao tỷ lệ việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp... Bộ sẽ thực hiện các giải pháp phát triển, đổi mới Giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Cùng với việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường nghề, Bộ Lao động thương bình và xã hội sẽ tăng cường tư vấn hướng nghiệp; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập; gắn kết trường nghề với doanh nghiệp.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng, Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội đang khấn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Nghị định sẽ mở ra nhiều cơ chế thuận lợi, tạo động lực cho các trường nghề đột phá. “Đối với các trường nghề tự chủ tồn diện đang được thí điểm, nỗi lo tuyền sinh đã giảm bớt rất nhiều, khi các trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra”.
Thực tế, trong bối cảnh trường nghề đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình đào tạo khác để thu hút người học, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề đang được đặt ra hết sức bức thiết. Việc đổi mới này khơng chỉ giải quyết khó khăn trong cơng tác tuyển sinh mà cịn góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc hoàn thiện pháp luật về học nghề trong giai đoạn hiện nay cần:
Thứ nhât, việc hoàn thiện pháp luật tư vân vê học nghê phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hợp đồng học nghề. Nghị quyết Đại Hội Đại biểu lần thứ XII Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt ra các nhiệm vụ phát triển của đất nước 5 năm 2016-2020. Trong đó, mục tiêu ‘Thát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”. Đồng thời, trong 05 năm tới nước ta hướng tới mục tiêu “Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%” [7].
Trước đó, trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 Đảng ta cũng khẳng định: “Phải đặt biệt nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, đẩy nhanh công tác xã hội hóa về đào tạo nghề” [20].
Như vậy, có thể thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác đào tạo nghề, đặt biệt là cơng tác xã hội hóa về học nghề. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật tư vấn về học nghề phải được thể chế hóa tồn diện theo chù trương này của Đảng.
Với những lợi thế riêng thì học nghề đã góp phần ổn định cho thị trường lao động nước ta trong những năm vừa qua. Vì vậy, phát triển pháp
luật tư vấn về học nghề là hướng đi đúng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thiện pháp luật tư vấn về học nghề là góp phần thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng cộng Sản Việt Nam.
Khi xây dựng Chiến lược phát triển học nghề giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội coi sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động này như một điếm nhấn. Theo đó, doanh nghiệp phải chú trọng nguồn nhân lực của mình trên cơ sở chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về tư vấn học nghề cần được chú trọng, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị để đạt đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Thứ hai, pháp luật vê học nghê trong các doanh nghiệp phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam.
Người được đào tạo nghề có thề đã là người lao động hoặc sẽ là người lao động sau khi được đào tạo nghề, họ thường là những người yếu thế trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, bảo vệ người lao động đã trờ thành nguyên tắc của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Trong thực tế, đã có nhiều vụ việc mà doanh nghiệp đã lợi dụng danh nghĩa đào tạo nghề để cưỡng bức lao động, bóc lột sức lao động của người lao động hoặc có những trường hợp người lao động bị người sử dụng lao động ký vào những bản cam kết gây bất lợi cho người lao động. Vì vậy, pháp luật về đào tạo nghề trong doanh nghiệp phải có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phù hợp pháp luật cho người lao động.
Thứ ba, pháp luật tư vấn về học nghề phải phù hợp với thực tiễn và đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật khác. Việc xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật tư vấn về học nghề nói riêng đều xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định. Vì vậy, việc thực hiện được mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo các lợi ích kinh tế cho người sử dụng lao động thì pháp luật tư vấn về học nghề phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Sự phù hợp này được thể hiện ở các khía cạnh như: phù hợp với điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội của nước ta hiện nay; các quy định có tính khả thi cao, các chế tài có đủ sức răn đe ... Bất kỳ một quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và ràng buộc với quy phạm pháp luật khác. Pháp luật tư vấn về học nghề là một mảng thuộc pháp luật lao động Việt Nam. Vì vậy, quy định về học nghề cũng phải phù hợp với các quy định cùa Bộ luật lao động và
các quy định của các ngành luật khác.
Thứ tư, pháp luật tư vân vê học nghê phải thiêt lập được một môi liên hệ chặt chẽ giữa hướng nghiệp, đào tạo nghề với việc làm. Đây là một yêu
cầu trong việc xây dựng các chính sách, chương trình hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc pháp triển nguồn nhân lực của các nước được nêu ra trong Công ước số 142 năm 1975 của ILO về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực. Xét cho cùng thì mục đích cùa đào tạo nghề là để giải quyết việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, pháp luật tư vấn học nghề cũng như pháp luật về đào tạo nghề nói chung đều phải hướng tới mục
tiêu này và có các văn bàn hướng dần cụ thề.
Học nghề được coi là chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu càu của các ngành kinh tế mũi nhọn. Đe có nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải phát triển hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp một đội ngũ nhân lực đông đảo để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đối với các địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất- các doanh nghiệp
có quy mơ sản xuất lớn càng cụ thể chi tiết về yêu cầu trình độ nghề, ngành nghề cần đào tạo sẽ giúp cho các cơ sở dạy nghề, trường nghề có chương trình kế hoạch, phương án cụ thể đế từng bước đáp úng nhu cầu của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật hiện nay đã bước đầu hình thành hệ thống pháp luật về học nghề, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy và học nghề và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dạy nghề nhằm mở rộng cơ hội
cho nhiều người lao động được học nghề. Hợp đồng học nghề được giao kết giữa cơ sở dạy nghề và người học, giữa cá nhân và doanh nghiệp nham tạo việc làm cho người học nghề sau khi học xong. Do đó, sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống pháp luật về lao động và pháp luật về dạy nghề sẽ là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho người học nâng cao trình độ tay nghề, là tiền đề phát triển thị trường lao động.
3.2. Một sơ kiên nghị nhăm hồn thiện quỵ định pháp luật Việt Nam về họp đồng học nghề
Thứ nhất, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỷ năng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình được quy định tại khoản 1 điều 60 Bộ luật Lao động năm 2019;
Qua nghiên cứu nội dung mà pháp luật đã quy định thì tơi nhận thấy rằng cần quy định chi tiết hơn về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bồi dưỡng, nâng cao kỷ năng nghề nghiệp cho người lao động. Hiện nay, pháp
luật mới chỉ dừng lại ở nghĩa vụ xây dựng và thực hiện kể hoạch đào tạo, nâng cao kỷ năng nghề cho người lao động của người sử dụng lao động. Từ việc quy định trách nhiệm cụ thể đó làm cơ sở chế tài đối với người sử dụng lao động; Nhưng muốn áp dụng chế tài đối với người sử dụng lao động khi có vi phạm
thì cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết những vấn đề gì cần xây dựng trong kế hoạch? thời gian thực hiện trong bao lâu? chi phí phục vụ cơng tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người lao động được trích từ đâu? vấn đề này thì hiện nay chưa có quy định rõ ràng, cịn nêu chung chung.
Qua đó, cho thấy việc bổ sung quy định người sử dụng lao động cần phải lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ cho người lao động là rất cần thiết; có như vậy, người lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, cũng tùy vào nhu cầu thực tế mà người sử dụng lao động bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động, chứ không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng phải tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động; như đối với những ngành nghề sản phẩm làm ra là những sàn phẩm thủ cơng thì việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cần được đặt ra để sản phẩm luôn được đổi mới, theo kịp
với xu hướng phát triên của xã hội. Vì vậy, khơng thê quy định tât cả ai sứ dụng lao động thì phải có trách nhiệm này. Đối với, những ngành nghề thuộc lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao, cơng nghệ thường xun thay đổi thì việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tay nghề là cần thiết. Vì thế, pháp luật cần quy định trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lĩnh vực này. Còn những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không cần thiết phải nâng cao trình độ cho người lao động thì khơng nên quy định trách nhiệm đối với họ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần bổ sung các quy định về thời hạn lập và thực hiện kế hoạch của người sử dụng
lao động, cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động này, trách nhiệm pháp lý khi người sử dụng lao động vi phạm... Có như vậy, quy định này sẽ mang tính khả thi hơn, tránh tính hình thức.
Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung thêm quy định tại điều 60 của Bộ luật