6. Kết cấu đề tài
3.2.4 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
pháp luật về hộichợ triển lãm ởViệt Nam hiện nay: a)Cácyêu cầu cấpthiết cần thực hiện
Cần đảm bảo quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mại Hội chợ, triển lãm về bản chất là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điếm nhất định đế thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. Xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành, do đó nó cần được phát triển mạnh mẽ trong xu hướng tự do hóa thương
mại. Các yêu câu nhăm thực hiện tự do hóa được đặt ra là những yêu câu áp dụng chung cho tồn bộ chính sách thương mại. Trong thương mại nội địa, cần thực hiện hai vấn đề đó là tháo bỏ dần các rào cản về chính sách, pháp luật và tháo bỏ dần các chính sách về cơ chế quản lý. Mọi nền kinh tế đều cần có sự quản lý của Nhà nước, nhưng cách thức và mức độ can thiệp của Nhà nước là khác nhau. Việt Nam cần tìm kiếm một sự can thiệp phù hợp và có hiệu quả từ Nhà nước theo hướng thị trường, đáp ứng những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Tháo bỏ dần các rào cản về chính sách, pháp luật và các rào cản về cơ chế quản lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra nhằm thực hiện tự do thương mại ở Việt Nam. Các rào cản pháp luật cần tháo bỏ như các quy định cấm đốn, hạn chế khơng cần thiết việc thực hiện quyền tự do hoạt động thương mại và tham gia hội chợ triển lãm của thương nhân. Các rào cản về cơ chế quản lý cần tháo bỏ như rào cản về thủ tục hành chính, sự phân định thiếu rõ ràng, không phù hợp về thẩm quyền quản lý cho các cơ quan nhà nước, các điều kiện phức tạp phải đáp ứng khi tố chức hoạt động hội chợ triến lãm.
Hoạt động hội chợ, triển lãm Cần phải dựa trến nền tảng định hướng quy hoạch trung tâm hội chợ triền lãm tồn quốc, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tể tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các trung tâm hội chợ triển lãm bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật. Việc phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm trở thành loại hình kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại trên thi trường trong và ngồi nước, vừa đáp ứng địi hỏi của doanh nghiệp về trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ, quảng bá, tuyên truyền thương hiệu nhằm mở rộng thị phần, phát triển thị trường vừa là nơi cung cấp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng các thông tin đa dạng về thị trường; đồng thời có tác dụng lan tởa và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - thương mại của cả vùng, cả nước và ra nước ngoài. Khi các trung tâm hội chợ triển lãm đạt các tiêu chuẩn quốc tế về trình độ hiện đại và chuyên nghiệp, bảo đảm yêu cầu về không gian, địa điểm và công nghệ, thiết bị kĩ thuật chuyên biệt để thực hiện mục đích và cơng năng tổ chức cung cấp các dịch vụ hội chợ triển lãm lúc đó việc thực hiện pháp luật về vấn đề này sẽ
phát huy hiệu quả vượt trội, tạo điêu kiện khuyên khích và thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các trung tâm hội chợ triến lãm bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật.
Cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng hóa, dịch vụ tham gia trong hội chợ triển lãm là một vấn đề rất đáng quan tâm trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa trở nên đa dạng, phong phú. Các tố chức, cá nhân tranh giành thị trường, mở rộng sản xuất các loại hàng hóa với tiêu chuẩn, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiểu của khách hàng. Hội chợ triển lãm cũng là nơi để quảng bá, giới thiệu những sản phẩm mới, những sản phẩm sắp xuất hiện trên thị trường nhằm tìm kiếm được nhiều cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Muốn đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi hàng định về chất lượng cũng như uy tín của thương nhân tham gia hội chợ triền lãm.
Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cừa hội nhập kinh tế quốc tế thi đồng thời có rất nhiều tổ chức kinh tế nước ngồi có tiềm lực hùng mạnh, đã khẳng định mình trên trường quốc tế tham gia vào thị trường kinh tế nước ta. Điều đó khơng tránh khỏi việc sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ ngồi khu vực. Đe có thể cạnh tranh với các tổ chức này đòi hỏi các các cá nhân, tổ chức Việt Nam phải ứng dụng thành tựu khoa học, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa dịch vụ. Trong thực tiễn hoạt động, hội chợ triển lãm ở Việt Nam tồn tại vấn đề là hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ triển lãm có chất lượng rất bình thường, thiếu nhãn mác, khơng ghi hạn sử dụng và có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng. Hội chợ triển lãm tổ chức ra nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm
dịch vụ đến khách hàng là các cá nhân, tổ chức tuy nhiên nhiều hội chợ triển lãm chỉ mang tính chất “chợ” thiếu chuyên nghiệp từ khâu tố chức đến việc trưng bày hàng hóa, khơng có sự chọn lọc hàng hóa, thậm chí là thương nhân tham gia. Hội chợ người tiêu dùng, hội chợ xuân, thương nhân tham gia hội chợ chủ yếu là hộ kinh doanh chiếm số lượng lớn. Vì vậy, Pháp luật phải ban hành những quy định về hành vi vi phạm trong từng trường hợp cụ thế. Đặt ra các quy định xử lý hành vi vi phạm mang
tính răn đe, xử phạt nặng đơi với các trường hợp đem hàng giả, hàng kém chât lượng, hàng có xuất xứ khơng rõ ràng vào hội chợ triền lãm. Tố chức việc thực hiện quản lý, phân công nhiệm vụ đối với các cấp lãnh đạo việc thực hiện nghiêm chính sách quản lý hàng hóa, dịch vụ đem vào trưng bày, giới thiệu trong hội chợ triển lãm.
Việc bầu chọn, xét tặng danh hiệu hiện nay vẫn thiếu độ chuẩn mực, độ tin cậy và trên hết là thiếu tiêu chí phân loại các danh hiệu. Các quy định về việc bầu chọn, xét tặng danh hiệu của pháp luật Việt Nam khá hạn chế. Mặt khác, rất khó có những quy định cụ thể về việc bình chọn danh hiệu, hàng hóa vì hàng hóa rất phong phú, đa dạng, mỗi loại hàng hóa đều có chuẩn mực và tiêu chí đánh giá riêng. Vỉ vậy, việc quy định về bầu chọn, xét tặng danh hiệu hàng hóa, dịch vụ trở nên rất khó khăn. Chính vì vậy, khi xét tặng danh hiệu hàng hóa, dịch vụ, ban tổ chức tự đề ra tiêu chí, chuẩn mực bình chọn danh hiệu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thực trạng này lại gặp vấn đề, việc đề ra tiêu chí, chuẩn mực bình chọn danh hiệu, hàng hóa tại mỗi hội chợ, mỗi tỉnh thành, mỗi khu vực lại đề ra những tiêu chí chuẩn mực riêng khơng nhất quán với nhau. Do đó dẫn đến một số trường hợp cùng một loại hàng hóa dịch vụ có bằng chứng hàng hóa, dịch vụ giống nhau nhưng chất lượng không giống nhau. Pháp luật cần đặt ra quy định về việc xét bầu chọn, xét tặng danh hiệu hàng hóa, dịch vụ như đặt ra các tiêu chuẩn chung để làm căn cứ xét tặng danh hiệu. Các tiêu chí phân loại, đánh giá dựa trên các yếu tố, đặc trưng riêng của từng sản phẩm, dịch vụ làm căn cứ để áp dụng chung cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động hội chợ triển lãm chi mang mục đích bán hàng mà khơng hiểu được mục đích mà hội chợ triển lãm, triển lãm đem lại. Vì vậy, các doanh nghiệp ít chịu đầu tư về việc trang trí, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, cũng như nghiên cứu địa phưong minh. Đa số doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ lường về thông tin sản phấm, cách thức quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa của mình mà trơng chờ vào nguồn kinh phí hồ trợ từ nhà nước.
b) Một số biệnpháp cụ thể:
Một là, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi tham gia hội chợ triển lãm.
Từ thực tiễn việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động hội chợ triển lãm ln
tồn tại khơng ít khó khăn, hạn chế. Do đó việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó ln là vấn đề quan tâm của pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề ra một số giải pháp liên quan nhằm nâng cao việc thực hiện pháp luật hiện nay từ thực tiễn Pháp luật hiện hành quy định về việc những hàng hóa, dịch vụ nào khơng được phép tham gia vào hoạt động hội chợ triển lãm. Quy định này khá tiến bộ, theo đó, trừ những trường hợp hàng hóa, dịch vụ khơng được phép tham gia vào hoạt động hội chợ triến lãm thì sẽ được cho phép tham gia hội chợ triển lãm. Tuy nhiên, chính vì quy định mang tính khái qt này dễ dẫn tới hàng hóa, dịch vụ khi tham gia hội chợ triển lãm là những sản phẩm, hàng hóa chất lượng rất bình thường và có nguồn gốc từ các chợ ở địa phương. Do đó, pháp luật cần có những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ triển lãm. Khi quy định tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ triển lãm cần phải có quy định tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ triển lãm có sử dụng tên, chủ đề để quảng bá cho chất lượng hàng hóa và uy tín của thương nhân. Các quy định trên sẽ giúp giải quyết tình trạng hàng hóa khồng đạt chất lượng tham gia vào hội chợ triển lãm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức hội chợ triển lãm.
Trong những năm gần đây, việc tổ chức hội chợ triển lãm có sử dụng tên, chủ đề để quảng bá cho chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, uy tín của thương nhân, tổ chức cá nhân tham gia hội chợ triển lãm. Trên thực tế, việc bình chọn danh hiệu của các tổ chức, cơ quan lại diễn ra khơng nhất qn, có khá nhiều tiêu chí để đem ra xem xét bình chọn danh hiệu, hàng hóa. Do đó, pháp luật cần đặt ra các quy định chung, thống nhất về từng nhóm hàng được xét tặng, bình chọn danh hiệu cho hàng hóa, dịch vụ. Như vậy mới có thể giải quyết được tình trạng mỗi nơi tổ chức việc xét tặng, bình chọn danh hiệu một cách tùy tiện và theo tiêu chuẩn riêng của mỗi vùng. Hạn chế tình trạng cấp giấy chứng nhận chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa ở những nơi khác nhau nhưng chất lượng khơng giống nhau. Vì vậy, cần có quy định cụ thể cơ quan, tố chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm hạn chế số lượng các tổ chức cơ quan tổ chức xét tặng, bình chọn danh
hiệu hàng hóa, dịch vụ khơng cân thiêt. Quy định này tạo ra độ tin cậy của giây chứng nhận danh hiệu hàng hóa, dịch vụ nói riêng cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian kiếm tra, xem xét tính hợp lệ về danh hiệu hàng hóa dịch vụ đạt được.• 1•••• ••
Hai là, hồn thiện trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm.
Có thể thấy, việc đăng ký tổ chức tham gia hội chợ triển lãm là điều kiện tiên quyết mà thương nhân phải thực hiện khi muốn tham gia vào hoạt động hội chợ triển lãm. Như vậy, phải có một quy chế pháp lý đầy đủ, hoàn thiện nhằm tạo ra một cơ chế thơng thống, thuận tiện nhưng vẫn đàm bảo tính kỷ luật, cơng bằng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm. Một trong số những vấn đề cần giải quyết là việc khắc phục những hạn chế của quy định pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký tham gia hội chợ thương mại. Theo đó, việc sửa đổi thời hạn đăng ký tồ chức, tham gia hội chợ triền lãm như sau: Việc đăng ký, tồ chức tham gia hội chợ triển lãm phải được đăng ký trước ngày diễn ra hội chợ triển lãm chậm nhất ba mươi ngày (tổ chức tại Việt Nam) hoặc bốn mươi lăm ngày (tổ chức tại nước ngoài). Việc sửa đổi quy định này giúp giải quyết được một số vấn đề như: Hạn chế tình trạng thương nhân muốn thay đổi bổ sung những nội dung đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thấm quyền; giúp giảm bớt những thủ tục hành chính khơng cần thiết. Với việc quy định thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm chậm nhất là ba mươi ngày (tổ chức tại Việt Nam) và bốn mươi lăm ngày (tổ chức tại nước ngoài) là biện pháp để khắc phục những biến động của thị trường gây tác động xấu đến kế hoạch kinh doanh cũa thương nhân. Như vậy sẽ giúp thương nhân hạn chế những thay đổi bổ sung nội dung tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm không mong muốn. Việc quy định chỉ cần ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký thì thương nhân có thể tổ chức, tham gia hội chợ triến lãm có thế trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của
mình, xúc tiến mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Như vậy, hoạt động hội chợ triển lãm diễn ra nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, pháp luật cân có những quy định cho phép thương nhân có quyên hủy bỏ việc tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm đã đăng ký. Việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm vì một vài lý do bất khả kháng mà việc tổ chức, tham gia hội chợ không đem lại hiệu quả, tốn cơng sức, chi phí.. .Chính vì vậy, hủy bỏ việc tố chức, tham gia hội chợ triển lãm trở thành nhu cầu chính đáng của các thương nhân. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào thương nhân cũng có quyền hủy bỏ việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ triến lãm. Nếu trường hợp nào cũng được cho phép hủy bỏ việc đăng ký thì sẽ xuất hiện một số cá nhân, tổ chức lợi dụng quy định này để gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác. Khi quy định các vấn đề này cần xem xét trường hợp cá nhân, tổ chức khơng tham gia có thực sự cần thiết, có gây cản trở, thiệt hại cho họ khi tham gia khơng. Lúc đó mới có cơ sở làm căn cứ để ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hủy đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm. Các quy định về xử lý vi phạm và xử phạt trong hoạt động hội chợ triển lãm được xem là biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế những gian lận thương mại trong hoạt động hội chợ triển lãm tạo ra một môi trường cạnh tranh trong sạch, lành mạnh. Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật các quy định về xử lý vi phạm trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra khi ban hành các quy định trên. Do đó, phải có các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích quốc gia, lợi ích của thương nhân và người tiêu dùng.
Trong hoạt động hội chợ triển lãm hiện nay, việc bảo vệ người tiêu dùng là công tác đang được quan tâm nhiều nhất. Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu