Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng trong tổ

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện qua thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 110 - 133)

I.3.3.I Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân cấp huyện với huyện ủy

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng trong tổ

QuốcOai, thành phố Hà Nội

Trong nhiều năm qua, trên địa bàn huyện không phát sinh các vụ việc

tham nhũng. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn và tích cực phịng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, UBND huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng, kế hoạch thanh tra,

kiểm tra trên các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như đất đai, tài chính, xây

dựng cơ bản,... Vì vậy, cần có những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra và

giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai như sau:

Thứ nhất, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cần nắm vững và vận dụng sáng

tạo, linh hoạt các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng vào tình hình,

điều kiện cụ thể xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện đạt kết quả trong từng giai đoạn; quan tâm chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên duy trì cơng tác đơn đốc, chi đạo, kiểm tra; duy trì

tốt chế độ thơng tin báo cáo, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hoạt động

cho từng giai đoạn và đề ra nhiệm vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó, cần chú trọng thực hiện trước hết cơng tác phòng ngừa,

coi trọng việc thực hiện các quy định về cơng khai, minh bạch; đề cao vai trị, trách nhiệm người đứng đầu đây là nhiệm vụ, biện pháp quan trọng hàng đầu,

quyết định hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt cơng tác dự báo, nắm tình hình đề chủ động và kịp thời có biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đối với tổ chức, hoạt động các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra,

điều tra, kiểm sát, xét xử phải là những “thanh bảo kiếm” sắt bén, có dũng khí

đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân,

có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn những việc

làm chưa đúng, có quy định để ngăn ngừa có hiệu quả những sự tác động

khơng theo đúng những quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào hoạt động của các cơ quan này. Điều đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết

định là những người làm cơng tác phịng, chống tham nhũng nói chung, nhũng người trực tiếp làm việc trong các cơ quan chức năng phịng, chống

tham nhũng nói riêng phái thực sự liêm chính, trong sạch, biết gương mầu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào, bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Vì vậy cần tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các biện pháp cùng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của

Ban Nội chính Huyện ủy, ủy ban kiểm tra các cấp và các cơ quan trong Khối

Nội chính, rà sốt, tham mưu sửa đối, bổ xung các quy định về thực hiện chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính Huyện ủy và ủy ban kiểm tra

huyện ủy, tham mưu ban hành thêm các quy chê phôi họp với các câp ủy, cơ quan, tổ chức có liên quan nếu cần thiết.

Thứ hai, đổi mới nhận thức và quan điểm về hoạt động thanh tra, kiểm

tra. Mục đích của các cuộc thanh tra, kiểm tra trước hết là phải tìm kiếm, phát

hiện ra các sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách dẫn đến việc nảy sinh những

hành vi tham nhũng. Trên cơ sở đó kiến nghị, đưa ra giải pháp nhằm đối mới

về nội dung và hình thức như sau:

Mộtlà, đổi mới về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra cần tập trung

vào các yếu tố nội dung của cơ chế quản lý, vào các sơ hở, thiếu sót trong bộ

máy quản lý Nhà nước; mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong cấp phát quyết định ngân sách, tài chính, xây dựng cơ bản, phân bổ dự án đầu tư...

Tập trung vào phát hiện những thiếu sót này sẽ góp phần điều chỉnh, cải cách lại bộ máy nhà nước, hạn chế tích cực nạn tham nhũng. Cơng tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát phải hướng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan, tố chức, cá nhân. Cụ thể là thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng, chi tiêu ngân sách nhà nước, tài sản cơng, tài

chính Đảng, đồn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngồi viện trợ. Do đó, cần phải có những quy chế, tiêu chí để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát. Công tác thanh tra không chỉ tập trung thanh tra kinh tế mà cịn phải tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Khắc phục

tình trạng tràn lan và can thiệp quá sâu vào những sự vụ cụ thế làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị là đối tượng thanh tra. Đặc biệt phải

quan tâm chống tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống việc lợi

dụng hoạt động thanh tra để vòi vĩnh, sách nhiễu.

Cơ quan thanh tra cần đề xuất, kiến nghị các giải pháp đột phá mới, tạo

chuyền biến tích cực, rõ nét hơn nữa trong phát hiện, xử lý tham nhũng qua

công tác thanh tra, nhât là phát hiện các vụ việc có dâu hiệu tội phạm tham nhũng chuyền cơ quan điều tra xử lý, với quan điểm khơng có vùng cấm,

khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; cơ chế phối hợp giữa Thanh tra với các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng...

Hailà, đổi mới phương thức hoạt động Thanh tra, tăng cường tính cơng

khai trong hoạt động thanh tra; chuyển mạnh phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm. Đe cao trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, đặc biệt là xử lý các sai phạm về kinh tế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ

những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tố chức, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng; đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng thực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ chun

mơn, nghiệp vụ về phịng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức

nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cùa cán bộ,

cơng chức. Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan đơn vị có hành vi tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị mình quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí tiêu cực. Có biện pháp mạnh tay đối với cán bộ, cơng chức có hành

vi tham nhũng, tiêu cực sai phạm về chun mơn. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phịng,

chống tham nhũng về cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ

chức trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã

hội.

Thứ ba, tơ chức cơ sở đảng là nên tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện và quản lý đảng viên. Do đó, tổ chức cơ sở đảng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, phần lớn các vụ tham nhũng

không phải do tổ chức cơ sở đàng phát triển - mặc dù là “đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng”. Có đơn vị xảy ra các vụ tham nhũng và thời gian kéo dài, thế

nhưng tồ chức cơ sở đảng ở đó khơng biết, khơng phát hiện. Vì vậy, việc nâng cao vai trị, vị trí, tính chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đang là yêu càu bức thiết đặt ra trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong đó có cơng tác phòng, chổng tham nhũng.

Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ

giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý theo

pháp luật và kỷ luật đảng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm; rèn luyện lập

trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức

tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống theo chuẩn mực tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, cụ thể hóa thành tiêu chuẩn đạo

đức nghề nghiệp, đạo đức cơng vụ; phát huy tính tiền phong gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên... Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đàng chỉ phát huy hiệu quả nếu mồi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị

kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình gắn với cơ chế phát

hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng tronh sinh hoạt chi bộ. Chi bộ là nơi

sâu sát nhất với đảng viên, mọi việc làm của đảng viên đều không thề tránh

được sự giám sát của từng đảng viên trong chi bộ. Nêu tô chức đảng thực sự

trong sạch, vừng mạnh sẽ kịp thòi phát hiện những trường hợp đảng viên có

dấu hiệu tham nhũng. Từ sự phát hiện đó, nếu chi bộ đấu tranh quyết liệt sẽ

ngăn chặn được ngay từ đầu những hành vi tham nhũng, không để cho nó phát triển phức tạp thêm và đồng thời hạn chế được những thiệt hại. Tuy

nhiên, đây là mọt hạn chế lớn của chúng ta trong thời gian qua, hoạt động tự

phê bình và phê bình của tồ chức cơ sở cịn yếu, mang nặng tính hình thức,

qua loa, chiếu lệ. Một thực tế là, hầu như khơng có cán bộ, đảng viên nào qua kiểm điểm tự nhận mình có tiêu cực, tham nhũng, có biểu hiện suy thối, tự

diễn biến, tự chuyển hóa, chưa có tổ chức đảng nào qua tự kiểm điểm mà phát

hiện trong nội bộ có tiêu cực, có tham nhũng lớn. Phần lớn các vụ tham nhũng

đều do quần chúng nhân dân và bá chí phát hiện. Trong khi đó, các vụ tham

nhũng xảy ra đều có sự tham gia của một số cán bộ, đảng viên, thậm chí là những cán bộ, đảng viên giữ các cương vị cao, quan trọng. Vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng họp của đảng viên, cán bộ công nhân viên, người lao

động, đồng thời đề cao vai trò nòng cốt Ban Chỉ đạo phòng, chống tham

nhũng trong việc thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng đồng thời thực

hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh trong các vụ việc tham nhũng.

Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong

huyện Quốc Oai, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm,

điều động, luân chuyến, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Tăng cường dân chủ; đặt phòng, chống tham nhũng trong mối quan hệ với chương trình tổng thể về cải cách hành chính. Kịp thời điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút,

không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Xử lý

trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí,

tiêu cực; xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức vi phạm tham nhũng, lãng phí, tiêu

cực trong cơ quan đơn vị mình.

Thứ tư, hồn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực có nguy cơ

tham nhũng cao. Chẳng hạn như trong quản lý tài chính Nhà nước, tham nhũng đã gây thất thoát tương đối lớn tài sản và nguồn vốn của Nhà nước,

của doanh nghiệp. Hiện nay, đang cịn thiếu cơ chế kiểm sốt chặt chẽ việc

quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, do đó, cần tiếp tục hồn thiện các quy định của pháp luật trong

lĩnh vực này. Đối với việc ký kết các hợp đồng mua sắm thiết bị, máy móc có giá trị lớn, địi hởi phải có quy trình về kiểm định chất lượng, cơng

nghệ, thẩm định giá; bổ sung chế tài xử lý đối với trường hợp sử dụng vốn khơng đúng mục đích, gây thất thốt, lãnh phí.

Rà sốt và hồn thiện quy định về quản lý đầu tư xây dựng bảo đảm

chặt chẽ để tham nhũng không phát sinh, tập trung vào các quy định về tư vấn, thiết kế, thẩm định, thanh toán vốn đàu tư xây dựng... Việc chấm thầu

phải dựa trên cơ sở quy chế và tôn trọng năng lực, uy tín của doanh nghiệp

tham gia đấu thầu dự án của huyện.

Đồng thời, cần tích cực rà sốt việc tổ chức, triển khai thực hiện các

văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương nhằm phục vụ tốt hơn u cầu quản lý, đồng thời khơng gây khó khăn, phiên hà cho người dân, doanh

nghiệp. Tăng cường hơn nữa cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách,

pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích

cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, và người lao động trong việc phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, tập

trung phổ biến, quán triệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng;

Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; nội dung cơ bản của Công ước Liên họp quốc về chống tham nhũng; Luật thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí đến tồn thể cán bộ, cơng chức cơ sở; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Thứ năm, thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay

thế những cán bộ lãnh đạo, quăn lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận, làm việc kém hiệu quả, khơng hồn thành nhiêm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, uy tín thấp. Thực hiện có hiệu quả chủ trương bố

trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh khơng phải là người

địa phương, khơng bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một sổ

công dân nhân biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực

hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi các quan hệ nhà nước

và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó. Theo đó, cần

cơng khai, minh bạch về kinh tế, tài chính, về cơ chế, chính sách, các dư án

đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân hàng nhà nước, huy động đóng

góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, cơng chức,

viên chức theo quy định,... đó là “những chìa khóa then chốt” để bảo đảm đấu tranh phịng, chống tham nhũng hiệu quả, thành cơng.

Tập trung thanh tra, kiểm tra những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận

quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, xử lý, ngăn chặn có

hiệu quả tình trạng vịi vĩnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Thực hiện hiệu quả công tác kiếm

tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xết xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý tham nhũng có sức cảnh báo, răn đe

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện qua thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 110 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)