Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 44)

1.2. Nguồn chứng cứ là dữliệu điện tử trong Luật tố tụng hình sự một số

1.2.3. Liên bang Nga

Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 84 BLTTHS Liên Bang Nga, thuộc “những tài liệu khác” của nguồn chứng cứ, cụ thể:

“Điều 84. Những tài liệu khác

1. Những tài liệu khác được coi là chứng cứ, nếu những thơng tin trong đó có ỷ nghĩa trong việc xác định những tĩnh tiết quy định tại Điều

73 Bộ luật này.

2. Những tài liệu có thể chứa đựng những thơng tin thể hiện dưới dạng văn bản hoặc dưới dạng khác. Trong đó có thê cỏ các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật khác có chứa đựng thơng tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục quy định tại Điều 86 Bộ luật này.•J */ ••••

3. Những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án vù bảo quản trong thời hạn bảo quản theo yêu cầu của người quản lý họp pháp, thì những tài

liệu đã bị thu giữ và đưa vào hô sơ vụ án hoặc bản sao của những tài liệu này có thế được trả cho họ.

4. Những tài liệu có những dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật này được coi là vật chứng. ”

Theo đó, nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS Liên Bang Nga gồm “các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật khác” có chứa đựng thơng tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục tại Điều 86 BLTTHS Liên Bang Nga.

Quy định về nguồn chứng cứ là dừ liệu điện tử của Liên Bang Nga liệt kê các loại nguồn và việc thu thập các loại nguồn này phải đúng quy định của BLTTHS thì mới có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự. Đảm bảo chứng cứ thu thập từ nhũng nguồn hợp pháp, theo đúng trình tự thủ tục qua đó đảm bảo các thuộc tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ thu thập được qua loại nguồn dữ liệu điện tử.

Việc các nhà làm luật chỉ liệt kê các loại nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử mà không đưa ra định nghĩa cụ thề nhằm làm sáng tở, tránh việc hiếu sai lệch các quy định của pháp luật về nguồn chứng cứ. Bên cạnh đó, các loại nguồn chứng cứ rất đa dạng, việc đưa ra định nghĩa nguồn chứng cứ bao hàm hết các vấn đề là rất khó khăn.

Nhận xét

Như vậy qua nghiên cứu nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử của các nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên bang Nga chúng ta có thể thấy sự cập nhật cũng như tiến bộ của các quốc gia trong việc quy định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong luật tố tụng hình sự.

Đầu tiên đó là việc quy định khái niệm một cách chung nhất về dữ liệu điện tử, bởi vì đặc điểm như đã phân tích về dữ liệu điện tử là có sự phát triển rất nhanh về cơng nghệ. Có thề có các loại dữ liệu điện tử mới xuất hiện mà các nhà lập pháp sẽ không biết trước được những đặc điểm của dữ liệu đó,

làm cho quy định pháp luật sẽ khơng phù hợp. Do đó, các nước đã có khái niệm chung nhất về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử.

Thứ hai, các nước có quy định về cụ thể về bản sao của dữ liệu điện tử là như thế nào, và việc thực hiện phân tích, phục hồi, kiếm tra, đánh giá nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trên bản sao. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định chính xác bản sao về trình tự, thủ tục cũng như cách thức khởi tạo bản sao trong tố tụng hình sự.

Ngồi ra, quy định của các nước về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử còn phù hợp với sự phát triển của thế giới về nguồn chứng cứ này. Trong đó, có Tổ chức quốc tế về chứng cứ máy tính (International organization on computer evidence - IOCE) được thành lập vào giữa những năm 1990 nhằm phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về chứng cứ máy tính. Vào thời điểm nhóm tạo ra tài liệu “Hướng dẫn Thực hành Tốt nhất trong Giám định Pháp y về Công nghệ Kỹ thuật số” vào năm 2002, khái niệm bằng nguồn chứng cứ máy tính đã được thay thế bàng loại nguồn chứng cứ kỹ thuật sổ chung chung hơn. Các hướng dẫn bao gồm một loạt các phương pháp thực hành tốt nhất để thực hiện năng lực pháp y và bao gồm các nhu cầu về thiết bị, đào tạo và tổ chức.

Kêt luận chương 1

Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là quy định mới trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.• •

Xây dựng khái niệm nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là: bất kỳ dừ liệu nào được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bới phương tiện điện tử; được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác; tồn tại một cách khách quan, có liên quan đến vụ án hình sự, được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dùng làm căn cứ để chứng minh tội phạm.

Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm của nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử bao gồm: sự phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm; tốc độ công nghệ ảnh hưởng đến dữ liệu điện tử; khối lượng và nhân bản; siêu dữ liệu; sự thể hiện trung gian (chuyển đổi) của dữ liệu điện tử; phương tiện lưu trữ. Qua việc nghiên cứu này sẽ giúp ích trong việc giám định và xử lý dữ liệu điện tủ' khi thu thập dữ liệu điện tử.

Xác định và phân loại các loại nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử, qua đó làm rõ thêm những vấn đề thuộc nội dung nguồn chứng cứ là dừ liệu điện tử; cho thấy vai trò ý nghĩa của các loại nguồn dữ liệu điện tử đế xác định chứng cứ chứng minh tội phạm.

Qua việc nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới quy định về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử cho thấy sự tương đồng và khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định đó phù hợp với từng mơ hình tổ tụng của các nước, phù hợp với tình hình phát triển của từng quốc gia và có sự đồng nhất tương đối với các quy định của pháp luật quốc tế.

Chuong 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ NGUỒN CHÚNG cú LÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỦ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM VÀ THỤC TIỄN

ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)