Các nguyên tắc, nội dung, hình thức họp tác giữa các quốc gia trong việc

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển ở khu vực biển đông dưới góc độ pháp luật quốc tế (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2Các nguyên tắc, nội dung, hình thức họp tác giữa các quốc gia trong việc

1.2.1Nguyên tắc hợp tác giữacác quốc gia trongviệc BVMT biển

Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại đạt được những bước tiến lớn trong phát triển khoa học - kỹ thuật. Nhưng cùng với quá trình phát triển kinh tế khu vực và tồn cầu, mơi trường nói chung và mơi trường biển nói riêng đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con người. Nếu khơng có nhũng biện pháp khắc phục kịp thời, một khi sự cân bằng sinh thái cùa biền bị phá vỡ, biển sẽ có những tác động xấu trở lại với cuộc sống con người.

Nhận thức được điêu này, vân đê BVMT biên đã được các quôc gia quan tâm. Nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đà được ra đời: Công ước London năm 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; Công ước năm 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu; Công ước Brussel năm 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả;

Công ước của Liên hợp quôc vê Luật biên năm 1982... Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ mơi trường biến, ngăn ngừa ơ nhiễm trên

Trong khi đó ngun tăc hợp tác giữa các quôc gia trong BVMT biên theo Luật quốc tế bao hàm các nghĩa vụ của các quốc gia trong BVMT biển. Nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển, bao gồm cả những khu vực ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia, được ghi nhận trong nhiều cơng cụ pháp lý ở cấp độ tồn cầu và khu vực, nhưng nghĩa vụ này phần lớn đã không được đáp ứng. Ngày nay, số lượng các mối đe dọa ngày càng tăng khiến nó trở nên cấp thiết, cần được hợp tác bảo vệ. Các mục tiêu phát triển và cam kết hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững của đại

dương, bao gồm cả những phần biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Luật Qc tê đặt các qc gia có nhiệm vụ chung là "ngăn chặn" thiệt hại đôi với môi trường biển và sử dụng “trách nhiệm giải trỉnh” trong tiến hành các hoạt động có hại tới mơi trường biền dưới quyền tài phán hoặc sự kiếm soát cùa quốc gia. Hơn nữa, các quốc gia có nhiệm vụ hợp tác chung bằng các phương thức trao đổi thông tin, thông báo và tham vấn các quốc gia nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động hay sự việc đưa đến hậu quả môi trường biển. Hợp tác giữa các quốc gia là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được thế hiện rồ trong Hiến chương

Liên hợp quốc và Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Điêu 74 của Quy chê Liên hợp quôc tuyên bô vê tâm quan trọng của các nguyên tắc về các đường láng giềng tốt trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thương mại, bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực mơi trường. Ngun tắc này có nguồn gốc từ luật tục quốc tế “utere tio sic et alieum non laedas” [57]. Nguyên tắc này được thể hiện trong các điều ước quốc tế khác nhau, các quyết định của Tịa án quốc tế và thơng lệ nhà nước. Hợp tác bảo vệ môi trường được viết bằng văn bản không ràng buộc, bắt đầu từ Stockholm. Trong Tuyên bố Nguyên tắc 27 của Tuyên bố Stockholm cũng nêu rõ rằng sự hợp tác như vậy phải tồn tại giữa Nhà nước-Quốc gia với cộng đồng trong khn khổ thiện chí. Tuyên bố Rio cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong Nguyên tắc 5 và Nguyên tắc 27, trong đó nhấn mạnh đến thiện chí và sự phát triển

của luật pháp quôc gia trong khuôn khô phát triên bên vững. Việc đặt ra nguyên tăc đối tác này là các thỏa thuận quốc tế ràng buộc, đặc biệt là hợp tác bảo vệ biển theo Điều 187 cùa UNCLOS quy định rằng các Quốc gia nên hợp tác toàn cầu và khu vực một cách trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong việc xây dựng và giải thích các quy tắc, tiêu chuẩn - tiêu chuẩn và các thông lệ quốc tế được khuyển nghị và các thủ tục phù hợp với Cơng ước này nhằm mục đích bảo vệ và xây dựng mơi trường biển, có tính đến các đặc điểm điển hình của khu vực.

Theo phần XII của UNCLOS quy định nghĩa vụ hợp tác là nguyên tắc cơ bản trong ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển. Theo đó nó đặt ra cho các quốc gia bốn nghĩa vụ chính:

Thứ nhất, tất cả các quốc gia có nghĩa vụ vơ điều kiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ và bảo tồn môi trường biển (Điều 192) và khai thác tài nguyên biển phù hợp với nghĩa vụ này (Điều 193). Đây được coi là nền tảng của luật quốc tế về mơi trường biển, đó là chuyển việc BVMT biển từ một quyền của quốc gia đơn thuần sang một nghĩa vụ pháp lý tích cực, khơng giới hạn trong các tình huống xuyên biên giới.

Thứ hai, các quốc gia phải hợp tác trên cơ sở tồn cầu hoặc khu vực, trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc phát triển đa phương

các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ và thú tục để bảo vệ và bảo tồn môi trường biển (Điều 197). Đặc biệt là nhấn mạnh vào hợp tác giừa các quốc gia trong khu vực

có ven biển kín hoặc nửa kín (Điều 123).

Thứ ba, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất ở mức cao nhất, UNCLOS yêu cầu các nước thực thi các luật và tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi các tồ chức quốc tế có thấm quyền và đã được thừa nhận, áp dụng rộng rãi. Mức độ tuân thủ các luật và điều lệ nêu trên phụ thuộc vào các hình thức hoạt động và vùng biền mà các hoạt động đó diễn ra. Các quốc gia phải lên kế hoạch, tuân tù, áp dụng và thực hiện các luật và tiêu chuẩn quốc tế từ mức độ thấp nhất đến cao nhất tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể.

Thứ tư, các quốc gia phải tuân theo một loạt các nghĩa vụ liên quan đến thông báo và trao đổi thông tin, kế hoạch khẩn cấp chống ô nhiễm, họp tác thông qua nghiên

cứu khoa học và hỗ trợ công nghệ, giám sát và báo cáo. Ngồi ra, UNCLOS cịn u cầu các quốc gia "càng nhiều càng tốt" thực hiện đánh giá tác động mơi trường.

Ngồi ra Chương 17 của Chương trình nghị sự 21 có nhấn mạnh về sự cần thiết phải cải thiện sự hợp tác và phối hợp giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu liên quan đến vấn đề môi trường biển [11]. Mặc dù bản chất không ràng buộc về mặt pháp lý, Chương 17 có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của mơi trường biến và các ngun tắc của nó cũng như các khuyến nghị đã được áp dụng như là hướng dẫn cho các Quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các cam kết của họ theo UNCLOS. Các chuyên ra pháp lý đã chỉ ra rằng, có sự tương tác chặt chẽ giữa Chương 17 và UNCLOS. Neu UNCLOS thiết lập khuôn khổ pháp lý chung cho chương trình hành động trong Chương 17 thì ngược lại Chương 17 lại giải thích các phương pháp để triển khai UNCLOS. Cụ thể năm 1997, tại Kỳ họp đặc biệt lần thứ 19, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức hóa điều này và yêu cầu ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển Ben vững đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện Chương 17 trên cơ sở khuôn khổ pháp lý do UNCLOS thiết lập.

1.2.2Nội dung hợp tác giữacác quốcgia

Họp tác giữa các quốc gia không chỉ là xu hướng chung của thế giới ngày nay mà còn là nghĩa vụ được quy định trong luật pháp quốc tế. Thông qua họp tác, chúng ta thúc đẩy các nỗ lực chung bảo đảm an ninh, hồ bình, ổn định cho các vùng biển trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển, cùng đảm bảo quyền tự do khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia minh cũng như gỉn giữ môi trường biển và duyên hải, thúc đẩy sự quản lý hiệu quả đối với các tài nguyên biển hướng tới sự phát triển biển bền vững.

Công ước Luật biển 1982 ghi nhận sự ''hợp tác giữa các quốc gia trên phạm

vi thế giới và nếu có thế thì trên phạm vi khu vực, trực tiếp hay qua trung gian của các tô chức quốc tế củ thăm quyền, trong việc hình thành và soạn thảo các quy tắc và cảc quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị mang tính chất

qc tê phù họp với Cơng ước, đề bảo vệ và gìn giữ mơi trường biên, cỏ tính đên các đặc điểm có tính chất khu vực" [9, Đ.197]

Từ những quy định trên có thể khẳng định nội dung hợp tác giừa các quốc gia trong lĩnh vực BVMT biển là sử dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển thông qua chia sẻ thông tin, dữ liệu, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyến giao công nghệ và các hoạt động khác để BVMT biển, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế; phòng ngừa và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hướng tới phát triển bền vững biển.

Một số lĩnh vực hợp tác quốc tế điển hình trong BVMT biển bao gồm: * Trong lĩnh vực dầu khí:

Ị nhiễm dầu là một mối đe dọa rất lớn đối với đại dương và hệ sinh thái biển. Đó là chất ơ nhiễm tồi tệ nhất trong số các chất ơ nhiễm có nguồn gốc từ biển. Dầu trong môi trường biển đến từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguyên nhân chính là sự cố tràn dầu, dầu chảy tràn, thậm chí dầu thấm tự nhiên ra biển do vỡ tàu chở dầu (tàu dầu), rò rỉ đường ống dần dầu, hoạt động khoan, vận chuyển người hoặc các hoạt động giải trí, nhân lực khơng có tay nghề, khơng kiểm tra được các hỏng hóc, các nguyên nhân tự nhiên ngồi tầm kiểm sốt của con người, sự cố tràn dầu do vận hành, làm sạch các bể chứa và các dịng chảy do ơ nhiễm đất [58].

Trong các nguyên nhân nêu trên thì ơ nhiễm dầu từ tàu là nguyên nhân chủ yếu trên biển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hợp tác quốc tế về BVMT biển, Liên hợp quốc đã thành lập tổ chức Hàng hải quốc tế IMO vào năm 1948 từ đề xuất của các quốc gia thành viên. IMO có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ cuộc sống biển, và môi trường biến thông qua việc ngăn chặn ô nhiễm biển từ các phương tiện hàng hải. Công ước Marpol 73/78 và Công ước quốc tế về chuẩn bị, ứng phó và họp tác đối với ô nhiễm dầu OPRC ra đời với trọng tâm là ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu, nhằm cung cấp một khn khổ tồn cầu cho hợp tác quốc tế trong việc chống lại các sự cố lớn hoặc các mối đe dọa ô nhiễm biển. Các quốc gia tham gia Công ước

Marpol 73/78 và OPRC được yêu câu thiêt lập các biện pháp đê đơi phó với các sự cố ô nhiễm, ở phạm vi quốc gia hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực hoặc quốc tế nhằm BVMT biển.

Theo IMO thì hiện nay có một số vùng biển trên thế giới dễ bị tổn hại do các hoạt động hàng hải quốc tế gây ra, cần được bảo vệ đặc biệt, cần thiết yêu cầu nghiêm ngặt hơn đế quản lý và bảo vệ gọi là các Khu vực đặc biệt, do hệ sinh thái và giao thông đường biển bao gồm các vùng biển kín hoặc nửa kín (theo phụ lục I Công ước Marpol). Việc xả dầu ra biển và việc xử lý rác thải trên tàu bị cấm hoàn toàn. Ngoài ra, lệnh cấm hoàn toàn đối với việc vận chuyển hoặc sử dụng dầu nhiên liệu nặng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2011, theo quy định cùa MARPOL Phụ lục I [78].

Sự công nhận này đối với các khu vực đặc biệt, cùng với quy định toàn cầu, là một dấu hiệu rõ ràng về nhận thức mạnh mẽ của IMO và cam kết hoàn toàn về tầm quan trọng cơ bản của việc bảo vệ và gìn giữ các biến và đại dương trên thế giới như là hệ thống hồ trợ sự sống quan trọng cho tất cả các dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Trong lĩnh vực rác thải nhựa:

Ò nhiễm nhựa rải rác khắp các bãi biển và trong các đại dương, vịnh và cửa sông. Các hạt vụn nhựa nhở (vi nhựa) lan tràn trong các hệ sinh thái dưới nước đến nỗi chúng ta tìm thấy chúng trong cả hải sản và muối ăn. Các sinh vật biển àn phải hoặc bị nhựa cuốn vào, đôi khi gây ra hậu quả chết người. Ô nhiễm nhựa có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái, an ninh lương thực và sức khỏe con người. Tóm lại, ơ nhiễm nhựa là một mối đe dọa toàn cầu.

Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề toàn cầu về rác thải nhựa đại dương, tiến sỹ Julyus Melvin Mobilik (Bộ Biển Malaysia) cho rằng, khơng một quốc gia nào có thể đơn phương xử lý vấn đề này mà cần phải phối hợp, hợp tác, thực hiện các biện pháp chung. Biện pháp ngắn hạn là cần phải có phương án thay thế các sản phấm nhựa dùng một lần như túi nilon, cốc, ống hút... Bên cạnh đó, cần tìm ra phương án

cắt giảm nguồn phát sinh chất thải vi nhựa, khuyến khích doanh nghiệp phát triền các công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa hiện đại có thể giúp rút ngắn thời gian tồn tại của rác thải nhựa.

Hợp tác quôc tê là cân thiêt đê giảm nhu câu đôi với các sản phâm nhựa sử dụng một lần, chuyển sang nền kinh tế nhựa bền vững và cải thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải nhằm thúc đẩy không chất thải. Đe làm được điều này, cộng đồng quốc tế phải cam kết thực hiện các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thời hạn để giảm lượng rác thải nhựa vào các đại dương của chúng ta. Bằng cách học hởi từ biến đối khí hậu và các vấn đề mơi trường tồn cầu khác (ví dụ: suy giảm tầng ơzơn), chúng ta có thể theo dõi nhanh các giải pháp ở quy mơ tồn cầu. Công ước quốc tế đầu tiên quy định về ô nhiễm nhựa là Marpol 73/78 tại phụ lục V. Năm 2012, cam kết tự nguyện về giảm thiểu đáng kể các mảnh vụn biến đã được đưa ra tại Hội nghị Rio + 20 với thời hạn là nãm 2025. Tương tự, vào tháng 2 năm 2017, ƯNEP đà công bố chiến dịch Biển sạch, yêu cầu các cá nhân, ngành công nghiệp và các quốc gia thành viên tự nguyện cam kết cho một hành động do họ lựa chọn để giảm ơ nhiễm nhựa.

Trong những năm gần đây, dịng chảy chất thải nhựa ra đại dương đã thu hút sự chú ý như một vấn đề mơi trường tồn cầu lớn. Theo một số kết quả nghiên cứu, 70-80 % rác thải biển là nhựa. Trong năm 2015, hơn vài triệu tấn nhựa đà được đổ từ đất liền vào đại dương. Phần lớn lượng rác thải nhựa chảy ra các đại dương của thế giới do Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gây ra. Do vậy, khu vực biển Đơng có nguy cơ cao về ơ nhiễm rác thải nhựa trên biển nên cần sự chung tay họp tác giữa các quốc gia trong khu vực để BVMT biển từ rác thải nhựa.

Ngoài các lĩnh vực hợp tác quốc tế nêu trến cịn có họp tác quốc tế BVMT biển trong lĩnh vực thuỷ sản, hàng hải, du lịch và dịch vụ biển, công nghiệp, năng

lượng...

1.2.3 Hìnhthức hợp tác

Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động họp tác quốc tế vì mục

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển ở khu vực biển đông dưới góc độ pháp luật quốc tế (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 34)