1.3. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến trước pháp điển hoá
hoá lần thứ ba- BLHS năm 2015
BLHS năm 1999 được xây dựng và ban hành trên cơ sở kế thừa các nội dung phù hợp với thực tiễn, tích cực của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có
những thay đối càn bản mang tính tương đối tồn diện thể hiện bước phát triển
mới của Luật Hình sự Việt Nam. Trong đó, hình phạt tù có thời hạn là hình phạt phổ biển và thông dụng nhất trong hầu hết các khung hình phạt của phần các tội phạm. Trong tồng số 671 khung hình phạt đươc quy định trong BLHS năm 1999
thì trên 95% khung hình phạt quy định hình phạt tù có thời hạn (666/671); khung
hình phạt chỉ quy định hình phạt tù có thời hạn là chế tài quy nhất là trên 50% (359/671) [18, tr.36]. Như vậy, có thể thấy hình phạt tù có thời hạn là hình phạt phổ
biến trong hầu hết các khung hình phạt.
Tại Điều 33 BLHS năm 1999 đã đưa ra khái nhiệm cụ thể rõ ràng hơn so với
BLHS năm 1985 về hình phạt tù ẵ • • cỏ thời hạn như sau: “7w có thời hạn là việc buộc• • • người bị kết án phái chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn nhất định. Tù cỏ thời hạn đối với người phạm tội có mức tối thiêu là ba thảng, mức tối đa là hai mươi năm” [29, Điều 33].
Từ quy định nêu trên, BLHS năm 1999 đã thể hiện rõ bản chất của hình phạt
tù có thời hạn là biện pháp cưỡng chế nhà nước bắt buộc, buộc người bị kết án bị
cách lý ra khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định và phải thi hành án
trong trại giam. Đồng thời, quy định mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn nói chung. Tại Điều 25 BLHS năm 1985 mới chỉ quy định tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba tháng đến hai mươi năm [28, Điều 25]. Trong khi đó, Điều 33 BLHS năm 1999 đã quy định một cách cụ thể bằng việc khẳng định tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn nhất định [29, Điều 33]. Đồng thời,
điêu luật cũng khăng định người bị kêt án phải thực hiện quá trình cải tạo trong trại giam dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan có liên quan.
So với BLHS năm 1985, tại Điều 71 BLHS năm 1999 đã bổ sung 01 hình
phạt hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuối phạm tội là hình phạt
tiền, theo đó, hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuối phạm tội gồm 4 hình
phạt như sau: (1) Cảnh cáo; (2) Phạt tiền; (3) Cải tạo khơng giam giữ; (4) Tù có thời hạn [29, Điều 98].
Với tư cách là một trong các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội thì hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. Vì hình phạt này là nhằm tước tự do của người dưới 18 tuối
phạm tội trong một khoảng thời gian nhất định, buộc họ phải cách ly xã hội và cải tạo trong trại giam. Tuy nhiên, hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuồi khi mà các hình phạt cịn lại khơng đạt được mục đích về mặt
giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích chi xã hội.
So với BLHS nãm 1985, Điều 74 BLHS nàm 1999 đã có sự thay đổi theo hướng giảm nhẹ, khoan hồng hơn đối với người chưa thành niên phạm tội: (1) Đối
với người dưới 18 tuối phạm tội mà điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân, hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là
18 năm tù (trước đây là 20 năm) và đối với người từ đủ 14 tuối và chưa đủ 16 tuổi
khi phạm tội là không quá 12 năm tù (trước đây quy định là 15 năm); (2) Đối với người dưới 18 tuổi phạm mà điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định đối với người từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuối (trước đây là 12 năm) và không quá /4 mức phạt tù mà điều luật quy định đối với người từ đù 14 tuồi đến dưới 16
tuổi (trước đây là 12 năm).
Những điểm mới tại Điều 74 BLHS năm 1999 đà khắc phục được hạn chế
được quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS. Theo đó, BLHS năm 1999 đã phân hố người chưa thành niên thành 02 nhóm, gồm: (1) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; (2) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Và quy định rõ người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuối được xem xét, áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong từng nhóm đối tượng cụ thể nói trên, BLHS năm 1999
cũng tách thành hai trường họp: (1) trường họp điều luật quy định hỉnh phạt cao
nhất là hình phạt tù chung thân và tử hình; (2) trường hợp điều luật quy định hình
phạt cao nhất là tù có thời hạn tương ứng mới mức hình phạt cao nhất được áp
dụng. Quy định này là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi
phạm tội, đồng thời thể hiện rõ quan điểm phân hoá tội phạm và tính nhân đạo trong
BLHS, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh tội phạm giai đoạn này. Quy định này cũng thể hiện rồ sự tiến bộ về chất của BLHS nàm 1999 khi quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Qua nghiên cứu khái quát giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến
trước pháp điển hố lần thứ ba- BLHS năm 2015, có thể thấy các quy định hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm
1999 đều mang tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự khoan hồng và sự tin tưởng của
nhà nước vào khả năng giáo dục, cải tạo của người dưới 18 tuổi phạm tội, giúp các em sửa chữa sai lầm và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Điều này được thể hiện
trong bốn hình phạt có thề áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có đến ba
hình phạt khơng tước tự do, chỉ có một hình phạt tước tự do là hình phạt tù có thời
hạn. Mức phạt cao nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng giảm nhẹ hơn so với quy định tại BLHS năm 1985. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu cũng có thể thấy một số quy định về hình phạt tù có thời hạn trong BLHS năm 1999 còn nhiều bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện.
Kết luận Chương 1
Người chưa 18 tuôi phạm tội là một hiện tượng xã hội đặc thù, xuât phát từ môi trường xã hội, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cũng cần được xem xét cẩn trọng. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuồi phạm tội, là biện pháp cuối cùng khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tuổi. Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 đã đưa khái niệm khái quát nhất về người dưới 18 phạm tuổi, khái niệm, đặc điểm của hình phạt tù có thời hạn đối với
người dưới 18 tuối phạm tội. Đồng thời, Chương 1 cũng làm rõ, cụ thế các cơ sở cùa việc quy định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi trong BLHS
và khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hỉnh phạt tù có
thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đến trước khi ban hành BLHS năm 2015. Từ đó, khẳng định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội là chính, giúp họ
sửa chữa sai lầm, trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Chương 2
HÌNH PHẠT TÙ CĨ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG Bộ LUẬT HÌNH sụ NẤM 2015 VÀ THỤC TIỄN
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHĨ HẢI PHỊNG• •
2.1. Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 2015
BLHS năm 2015 đã tiếp tục hồn thiện chính sách pháp luật hình sự nói chung và chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi nói riêng nhàm đảm bảo sự phù hợp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường đảm bảo quyền con người, đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
dưới 18 tuổi. Chính sách pháp luật hình sự trong BLHS năm 2015 đề cao hiệu quả
phòng ngừa và giáo dục người dưới 18 tuổi đã được ghi nhận tại Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
Nội dung được sửa đổi, bổ sung trong chính sách pháp luật hình sự về xử lý
người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích hồn thiện các quy định của pháp luật
hình sự về nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, bổ sung việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nhằm hoàn thiện hệ thống chế tài áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng: Tăng cường áp dụng các chế tài
không tước tự do; bố sung các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tổng họp hình phạt và miễn chấp hành hình
phạt; hồn thiện các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuồi phạm tội theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để người dưới 18 tuổi phạm tội tái hịa nhập cộng đồng.
Hình phạt tù có thời hạn là một trong 04 hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và
các quy định của BLHS năm 2015 đã đáp ứng được các yêu câu trong Nghị quyêt sô
48-NQ/TW ngày 24/05/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005.
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức hình phạt tù có thời hạn phụ thuộc
vào hai yếu tố cơ bản: (1) Độ tuổi mà họ đã thực hiện tội phạm; (2) Mức hình phạt
tương ứng của tội phạm đã thực hiện quy định tại BLHS năm 2015. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu tội phạm mà họ thực hiện có mức hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng với họ không quá 18 năm tù [31, Điều 101, Khoản 1]. Như vậy, mức phạt tù có thời hạn cao nhất được áp dụng đối với người phạm tội từ đủ 16 tuồi đến dưới 18 tuổi là 18 năm tù.
Quy định này là cụ thề hóa nguyên tắc xử lý “khơng xử phạt tù chưng thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” [31, Điều 91, Khoản 5] người
dưới 18 tuồi phạm tội và kế thừa quy định tại Điều 74 BLHS năm 1999 được sửa
đổi, bổ sung năm 1999 về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Các quy định của pháp luật hình sự hiện hành nước ta khơng cho phép áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
phạm tội từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuối, mà chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối
với họ. Theo quy định tại BLHS năm 2015 thì mức hình phạt tù có thời hạn mức tối
thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm tù [31, Điều 38]. Quy định này là xuất phát từ đặc điềm tâm sinh lý của người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuồi phạm tội. Người từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuối tuy chưa có nhận thức đầy đù như người trưởng thành,
khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi còn hạn chế nhưng cũng có khả
năng nhận biết tương đối đầy đủ nên phải gánh chịu hậu quả pháp lý đối với hành vi
phạm tội mà mình thực hiện. Do đó, BLHS năm 2015 đã quy định mức hình phạt áp
dụng đối với người từ đù 16 tuối đến dưới 18 tuổi phạm tội là 18 năm tù.
Ví dụ, người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại khoản 5 Điều 134 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với họ là
18 năm tù (khoản 5 Điều 134 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất là
tù chung thân).
Thứ hai, trường hợp người từ đủ 16 tuôi đên dưới 18 ti phạm tội, nêu tội phạm mà họ thực • • hiện • 1 • • có mức hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt 1 • cao nhất được áp• 1 dụng khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định [31, Điều 101, Khoản 1 ].
Quy định này là cụ thế hóa quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “khi xử phạt tù có thời hạn, Tịa án cho dưới 18 tuổi phạm tội được hướng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuôi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích họp ngắn nhất” [31, Điều 91, Khoản 6] và kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 74 BLHS năm 1999 về hình phạt tù có thời hạn áp
dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Chính sách pháp luật hình sự nước ta khơng buộc người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung, người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuối phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ như người
trưởng thành. Trong trường hợp người từ đủ 16 tuồi đến dưới 18 tuổi phạm tội, tội
phạm mà họ thực hiện được BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất là tù
có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất mà họ phải gánh chịu không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ví dụ: Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại khoản 2
Điều 134 BLHS năm 2015 thi mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với họ là 4
năm 06 tháng tù (khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất là 06 năm tù).
Thứ ba, trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuồi phạm tội, nếu tội phạm
mà họ đà thực hiện có mức hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thỉ mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với họ không quá mười hai năm tù [31, Điều 101, Khoản 2].
Quy định này là cụ thể hóa nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội quy
định là “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” [31, Điều 91, Khoản 5] và kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 74 BLHS năm
1999 về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội. Chính sách pháp luật hình sự nước ta khơng cho phép áp dụng hình
phạt tử hinh đơi với người dưới từ đủ 14 tuôi đên dưới 16 tuôi phạm tội, chỉ áp dụng
hình phạt tù có thời hạn đối với họ và mức phạt cao nhất không quá 12 năm tù.
Căn cứ vào khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi còn hạn chế. Đổi tượng này đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, khả năng hiểu biết về hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện còn hạn chế và non nớt hơn rất nhiều so với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi. Do đó, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, họ có năng