r A
1.2. Bôi thường thiệt hại do đại diện vượt quá phạm vi ủy quyên
1.2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trong mọi hệ thống pháp luật, khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức khơng thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng như cam kết, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hợp đồng với bên có quyền nhàm khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm họp đồng. Quy định của phần lớn các hệ thống pháp luật trên thế giới về hình thức trách nhiệm họp đồng bao gồm: BTTH và phạt vi phạm. BTTH xuất phát từ nhận thức hành vi vi phạm họp đồng của một bên gây ra thiệt hại cho bên kia trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên bị vi phạm. Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải có trách nhiệm bù đắp những thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm BTTH là một biện pháp khắcphục hậu quá do vi phạmnghĩa vụ, là một chếtài dân sựhoặc chếtàithương mại được áp dụng nhằm bù đẳp nhữngthiệthại mà bên vi phạmđãgây ra cho bên bị vi phạm mà bánchấtlà việc bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả một
khoảntiềndo viphạmhọpđồng gâyra.
BTTH do vi phạm nghĩa vụ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, BTTH là chế tài mang tính chất tài sản. Bản chất của các giao dịch dân sự là những thỏa thuận về quan hệ tài sản, do đó, việc áp dụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu. Thiệt hại thực tế xảy ra phần lớn đều là các tổn thất về vật chất, việc nộp tiền bồi thường hoặc chi phí cần thiết để khắc phục hậu quả là yêu cầu hợp lý.
Thứ hai, BTTH là hình thức trách nhiệm dân sự do bên bị vi phạm lựa chọn và quyết định. Bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng có thể lựa chọn và áp dụng một hoặc một số chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có)
hoặc theo quy định của pháp luật. Nêu chê tài BTTH đã đuợc hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và bên bị vi phạm nghĩa vụ quyết định áp dụng biện pháp đó nhưng bên vi phạm không tuân thủ biện pháp này thì bên bị vi phạm
có thể làm đon khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời cơ quan này phải tôn trọng quyền tự định đoạt của bên bị vi phạm khi được yêu cầu giải quyết tranh chấp.
* Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệthại do viphạm nghĩa vụ
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ. Có quan điểm cho rằng, có bốn căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH bao gồm (1) có hành vi vi phạm, (2) có thiệt hại xảy ra,
(3) có lồi của người vi phạm và (4) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Quan điểm khác lại cho rằng, yếu tố (3) có lồi của người vi phạm khơng cịn là điều kiện bắt buộc khi xem xét áp dụng chế tài
BTTH.
Các hệ thống pháp luật trên thể giới khi áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm nghĩa vụ đều dựa trên những căn cứ nhất định như: hành vi vi phạm, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra và lồi cùa chủ thể gây thiệt hại. Theo các luật gia Common law, lồi được hiểu là "sự vi phạm những quy địnhminh thị hayngầmđịnh của họp đồng”
[34], điều này có nghĩa là yếu tố lồi được hợp nhất với hành vi vi phạm nghĩa vụ hay nói cách khác bên vi phạm nghĩa vụ đã khơng hành xử thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng, giúp dễ dàng xác định trách nhiệm BTTH mà không cần phải xem xét đến nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ bởi trong nhiều trường hợp, việc xác minh nguyên nhân này là bất khâ thi.
Theo khoa học pháp lý Việt Nam, lồi được hiểu là "tháiđộ tâm lý của ngườicóhành vi gâythiệt hại, phản ánh nhận thứccủa ngườiđỏđối vớihành
vi và hậuquảcủahành vi mà họ thực hiện'''' [30] hay một sự vi phạm nghĩa vụ đã sẵn có... là hành vitrải pháp luậtnên người thực hiện hành viđó ln lnđược suy đốn là có lỗi" [13]. Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lồi cố ý và lồi vô ý. Lồi cố ý là trường họp một người nhận thứ rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lồi vô ý là trường hợp một người khơng thể thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trước đây, BLDS 2005 và LTM 2005 có cách tiếp cận khác nhau trong việc áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm nghĩa vụ. Trong khi BLDS 2005 yêu cầu bên bị thiệt hại phải chứng minh được bên gây thiệt hại có lồi [17, đ.308(l)], nhấn mạnh lồi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm hợp đồng nói riêng thì LTM 2005 khơng cần chứng minh bên gây thiệt hại có lỗi [28, đ.303] bởi bên vi phạm hợp đồng bị suy đốn là có lỗi không thực hiện đúng nghĩa vụ, điều này giúp bảo vệ bên bị thiệt hại mạnh hơn so với BLDS 2005. Nhận thấy điểm tiến bộ của quy định này trong LTM 2005, BLDS 2015 đã pháp điển hóa và đưa ra nguyên tắc suy đoán lỗi, tức là người gây thiệt hại là có lỗi mà khơng cần phải chứng minh. Yeu tố lồi có ý nghĩa trong việc xét giảm mức
BTTH.
Mặc dù tiếp cận lồi dưới góc độ là thái độ tâm lý nhưng khoa học pháp lý Việt Nam khơng có sự khác biệt q lớn khi hợp nhất lỗi với hành vi vi phạm nghĩa vụ. Việc BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 không quy định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH cho thấy pháp luật họp đồng Việt Nam đã “vượt qua các thói quen và cách tư duy truyền thống” trong việc xác định các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Bên cạnh đó, sự thay đổi
này của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 cho phép xác định trách nhiệm BTTH của bên vi phạm hợp đồng khi có hành vi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khơng đúng mà khơng địi hỏi phải tìm hiểu trạng thái tâm lý cùa bên gây thiệt hại hay tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến việc không thục hiện đúng hợp đồng. Như vậy, có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH khi vi phạm nghĩa vụ bao gồm: (1) Có hành vi vi phạm; (2) Có thiệt hại xảy ra và (3) Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Các căn cử này sẽ được phân tích cụ thể tại chương 2, đồng thơi so sánh với các quy định tương tự của pháp luật Việt Nam để từ đó đưa ra những ưu và nhược điểm của quy định
này trong pháp luật Việt Nam.
Đồng quan điểm này, tác giả Nguyễn Trương Tín và Lê Hà Huy Phát nhận định: “BLDS 2015 đãsửa đôi một cách cơbản vềlỗitrong trách nhiệm dân sự so với BLDS 2005... Liềnquan đến điều luật vềlỗitrong trách nhiệm dãn sự nêu trên, ..., chủng tơiđãtheo hướng “đề xuất bỏvì khơng ápdụng cho tất cả loại trách nhiệm dân sự. Đối với trách nhiệm bồi thường, đây khơng là điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ ...Nói cách khác, về nguyêntắc, lỗi khơng cịn là điềukiện bắtbuộc đểphát sinh trách nhiệm dân sự trong BLDS 2015" [9], Bộ luật đã không ràng buộc yếu tố lồi là điều kiện, nghĩa vụ chứng minh bắt buộc của bên bị thiệt hại khi có yêu cầu áp dụng trách nhiệm BTTH đối với bên vi phạm mà tiếp cận theo nguyên tắc suy đoán lồi đối với bên vi phạm nghĩa vụ nếu không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm dân
sự như sự kiện bất khả kháng, hoặc lỗi thuộc về bên có quyền trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Khoản 2, khoản 3 Điều 351; khoản 2, khoản 4 Điều 585 BLDS 2015).
Người viết cho rằng, quy định chỉ có ba căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH mà lược bỏ đi căn cứ về “lồi” như pháp luật Việt Nam hiện nay là tiến bộ và tương thích với pháp luật hợp đồng trên thế giới, bảo vệ bên bị thiệt hại
do vi phạm nghĩa vụ mạnh hơn so với BLDS 2005 đông thời tiêt kiệm được thời gian và chi phí để chứng minh lồi của bên vi phạm.
*Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại dovi phạm nghía vụ
BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ là một biện pháp phức tạp và không phải cứ đáp ứng đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thì bên vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên bị vi phạm mà pháp luật về hợp đồng còn đưa ra những ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc này, đó là những trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt được áp dụng một cách mềm dẻo thông qua việc thừa nhận một số trường hợp bên không thực hiện đúng họp đồng gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm được miễn trách nhiệm BTTH. Trong đó giảm trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng được xem là một biến thể của miễn trách nhiệm bồi thường hay nói cách khác giảm trách nhiệm BTTH được xem là trường họp miễn một phần trách nhiệm bồi thường. Hệ quả của miễn trách nhiệm BTTH là bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ không phải BTTH hoặc chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại xảy ra, nói cách khác hệ quả của việc miễn trách nhiệm BTTH là bên bị vi phạm khơng được nhận khốn bồi thường tương ứng với thiệt hại mà họ phải gánh chịu, cho dù có thế chứng minh có thiệt hại xảy ra.
Căn cứ miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng được chia làm hai loại: miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm họp đồng theo thỏa thuận và
miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng không dựa trên thỏa thuận (do lồi của bên bị thiệt hại, do xuất hiện sự kiện pháp lý nằm ngoài dự kiến của các bên vào thời điểm xác lập họp đồng). Miễn trách nhiệm BTTH theo thỏa thuận xuất phát từ nguyên tắc tơn trọng tự do ý chí, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận của các bên khi đưa vào họp đồng các điều khoản viện dẫn tới họp đồng “khôngC2 thể thực• hiện• được” • đã được• các bên dự • liệu• hoặc • những sự kiện dẫn• • tới mục đích của họp đồng không đạt được. Miễn trách nhiệm BTTH
không dựa theo thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong các văn kiện quôc tế về hợp đồng như CISG [39, art.79, 80], P1CC [38, art.7.1.2, 7.1.7] và PECL [37, art.8:108] bao gồm: trở ngại khách quan, lồi của bên bị vi phạm hoặc do lồi của người thứ ba.
Trở ngại khách quan có thế là sự kiện bất khả kháng (force majeure) hoặc trường họp có sự thay đổi cãn bản hồn cảnh dẫn tới sự khó khăn quá mức trong việc thực hiện hợp đồng (hardship) và phải đáp ứng được hai tiêu chí (1) là trở ngại dẫn đến việc không thực hiện đủng hợp đồng nằm ngồi tầm kiểm sốt của bên vi phạm hợp đồng; và (2) bên vi phạm hợp đồng không thể dự liệu được sự xuất hiện của trở ngại dẫn đến việc không thực hiện đúng hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng là trường hợp có sự thay đổi của hồn cảnh nằm ngồi kiềm sốt của bên có nghĩa vụ dẫn tới việc bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được hợp đồng, do đó bên có nghĩa vụ khơng phải chịu rủi ro mà những trở ngại này mang lại như sự cố thiên nhiên (lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần, dịch bệnh...) hoặc những biến động trong xã hội (chiến tranh, đình cơng, cấm vận,...). Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng kiểm sốt trở ngại hoặc dự liệu được trở ngại vào thời điểm xác lập hợp đồng hoặc có khả năng tránh, khắc phục được hậu quả do trở ngại gây ra thì trở ngại đó khơng được xem là sự kiện bất khá kháng. Hardship là trường hợp mà sự thay đổi của hoàn cảnh mặc dù không dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được nhưng khiến việc thực hiện họp đồng đó trở nên vơ nghĩa hoặc phá hủy nghiêm trọng sự cân bằng về lợi ích kinh tế giữa các bên. Khác với Force majeure, hardship còn đòi hỏi phải đáp ứng thêm một tiêu chí là việc thực hiện hợp đồng sẽ làm thay đổi căn bản hợp đồng dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng.
Miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm họp đồng do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc lỗi của người thứ ba được hiểu là bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại
cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm này là hệ quả của việc bên bị vi phạm hoặc do bên thứ ba có lỗi thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm BTTH đối với vi phạm đó.
* Nghĩa vụ hạn chế thiệthại
Dựa trên ý tưởng nhằm nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại, hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xảy ra nhằm được hưởng bồi thường, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị thiệt hại được xây dựng và được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về hợp đồng như CISG “Bên viện dẫnhànhvi viphạm hợp đồng phảiáp dụng các biện pháphợp lýtùythuộctừng trường họp cụthể đểhạn chếthiệthại bao gồm cả
các khoảnlợi bị mất dohành vi vi phạmhợp đồng gâyra. Neu bênbị vi phạm khơng ápdụng cácbiện pháphợp lý này thìbên viphạm hợp đồng cỏ thêyêu cầu giảm mức BTTH đổi với những thiệt hại lẽ ra đã có thể hạn chếđược”
[39, art.77]; PICC “Bên viện dẫn hành vi vi phạm hợpđồng phải ápdụngcác biệnpháp hợp lý tùy thuộc từng trường họp cụ thê đê hạn chếthiệt hại bao gồm cảcác khoảnlợibị mat do hành vivi phạm hợpđồnggây ra. Neu bênbị
vi phạm không ápdụngcác biện pháp họp lý này thì bên vi phạmhợp đồng có thê u cầu giảmmức BTTH đối với những thiệthại lẽ rađãcỏ thê hạn chế được” [38, art.7.4.8(l)]; PECL “Bênkhông thực hiện họp đồng không phải chịutrách nhiệm bồi thườngđối vớinhững thiệt hại màbên bị thiệt hại lẽ ra phải hạn chếđượcbằng những biện pháp hợp lý” [37, art.9:505]. Tuy nhiên, cả ba văn bản này đều chỉ địi hỏi bên có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế thiệt hại hợp lý trong từng trường hợp cụ thể chứ khơng buộc bên có quyền phải áp dụng những biện pháp địi hỏi chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian. Điều đó có nghĩa là bên có quyền nên cố gắng thực hiện tất cả
những gì để có thể giảm thiểu thiệt hại hoặc ít nhất là ngăn chặn sự gia tăng của thiệt hại, nếu không thực hiện sẽ dẫn tới hậu quả là bên có quyền khơng
thê u câu BTTH hoặc khơng thê u câu BTTH đơi với tồn bộ thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu.
Tóm lại, trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ được áp dụng khi đáp ứng được các điều kiện về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH bao gồm (1)
có hành vi vi phạm, (2) có thiệt hại xảy ra, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra đồng thời không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ trên cơ sở đã xem xét đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm.
1.2.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệthạido đại diệnvượt quá phạmvi ủy quyền
Quan hệ ủy quyền về bản chất là một họp đồng, hành vi do người đại