Phân tích thực trạng bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ quan

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (1) (Trang 85)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ quan

trong cơ quan hành chính nhà nước

3.2.1. Thực trạng thể chế về bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm

Bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá

78

XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã xác định cần phải đổi mới công tác ĐTBD cán bộ, công chức theo hướng thực học, thực làm, gắn kết nội dung học với công việc của từng công chức [12].

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã xác định cần: “Đổi mới nội dung và chương trình ĐTBD cán bộ, cơng chức; thực hiện việc ĐTBD theo các hình thức: hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm” [7]. Thể chế về ĐTBD công chức là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động ĐTBD công chức nhằm ĐTBD đội ngũ cơng chức chun nghiệp có năng lực, trình độ và phẩm chất để hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Thể chế về ĐTBD công chức là cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTBD công chức, thể hiện cam kết của Nhà nước về việc nâng cao năng lực làm việc của công chức. Ngồi ra nó cịn là cơ sở để các cơ quan nhà nước quản lý đối với hoạt động ĐTBD đội ngũ công chức.

Thể chế về ĐTBD cơng chức nói chung, bồi dưỡng công chức theo việc làm nói riêng hiện nay về cơ bản đã điều chỉnh khá tồn diện các khía cạnh khác nhau liên quan đến ĐTBD công chức, như xác định đối tượng, nội dung, chương trình ĐTBD; cơ sở thực hiện việc ĐTBD; quyền, nghĩa vụ của cơng chức tham gia các khóa ĐTBD; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong xây dựng chương trình, phân bổ chỉ tiêu ĐTBD; đánh giá, cấp chứng chỉ ĐTBD.

Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện những đổi mới quan trọng trong cách tiếp cận về ĐTBD cán bộ, công chức với mục tiêu trọng tâm là trang bị các kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ. Nghị định đã

79

xác định chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm là một trong các chương trình ĐTBD cán bộ, công chức quan trọng. Nghị định đã chỉ rõ: “ĐTBD phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch ĐTBD và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [9]. Về phương pháp ĐTBD, Nghị định nhấn mạnh cần áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau. Nghị định 101/2017/NĐ-CP cũng quy định đội ngũ giảng viên ĐTBD cán bộ, công chức bên cạnh các giảng viên cơ hữu cần phải có giảng viên thỉnh giảng, giảng viên nước ngoài. Những quy định này là cơ sở quan trọng để triển khai hình thức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Từ quan điểm, chủ trương trên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, tăng cường triển khai hình thức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm như: Luật Cán bộ, công chức 2008, Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính Phủ về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP; Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp công tác bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm có cơ sở triển khai trên phạm vi cả nước.

Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các chương trình bồi dưỡng công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm. Nghị định 101/NĐ-CP

80

cũng quy định bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện trong thời gian tối đa là 02 tuần, trong đó có các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm.

Tuy đã đạt được một số kết quả, thể chế về ĐTBD cơng chức theo vị trí việc làm vẫn cịn có những hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu. Những hạn chế này biểu hiện ở những nội dung chính sau:

Thứ nhất, do cơng chức ở Việt Nam bao gồm không chỉ những người

làm trong cơ quan nhà nước, mà cịn có cả những người làm trong cơ quan đảng, cơ quan các tổ chức chính trị - xã hội nên hoạt động bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm khơng chỉ do pháp luật điều chỉnh mà cịn có cả các quy định của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội điều chỉnh. Do đối tượng công chức rộng nên các văn bản điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm đa dạng, nhất là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được ban hành ở mỗi cơ quan, tổ chức khác nhau làm cho tính thống nhất của chúng khơng cao, nội dung cịn chung chung, chưa chi tiết cụ thể cho từng loại công chức.

Thứ hai, việc ln chuyển, hốn đổi vị trí cho nhau giữa cơng chức các

cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam diễn ra khá nhiều và thường xuyên cũng làm cho các quy định pháp luật về bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm khơng thể hiện rõ tính đặc thù cho các đối tượng công chức trong cơ quan, tổ chức và thiếu tính ổn định.

Đời sống xã hội luôn phát triển, đội ngũ công chức cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng để theo kịp sự phát triển của quản lý xã hội, đặc biệt là q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh mới địi hỏi thể chế về bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm phải khơng ngừng bổ sung, hồn thiện để theo kịp được nhu cầu về ĐTBD công chức giai đoạn hiện nay, đáp ứng sự phát triển của đất nước.

81

3.2.2. Thực trạng xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm

Trên cơ sở Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Học viện Hành chính Quốc gia và Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (trước đây) xây dựng chương trình, tài liệu gắn với chức vụ, chức danh và sát với đối tượng ĐTBD, tránh trùng lặp hoặc nặng về lý luận, thiếu tính thực tiễn, đẩy mạnh xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm ngành nội vụ. Trong các các năm 2010 - 2015, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình bồi dưỡng công chức ngành nội vụ theo vị trí việc làm, như: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học tổ chức nhà nước; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chính quyền và chính quyền cơ sở; chương trình bồi dưỡng kỹ năng cải cách hành chính; chương trình tập huấn xây dựng, thực hiện và quản lý dự án CCHC; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về Hội… Sau đó, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Học viện Hành chính Quốc gia xây dựng hao chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm: chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác tổ chức cán bộ và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành chính nhà nước.

Các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức của các bộ, ngành và một số trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu của bộ, ngành, địa phương mình. Nghiên cứu sinh đã khảo sát các chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm của 6 bộ: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp. Các bộ, ngành này đã xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm khá đa dạng:

82

i. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của Trường ĐTBD cán Bộ Tài ngun - Mơi trường

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý tài nguyên môi trường;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong thực hiện và giám sát kế hoạch tái định cư;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chất thải, chất thải nguy hại tại các khu cơng nghiệp;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chất thải, kiểm tốn mơi trường khu cơng nghiệp;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về định giá đất;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chính sách, pháp luật về tài chính đất đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu qua mạng…

ii. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của Trường ĐTBD cán bộ Bộ Tài chính

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính - kế tốn; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thơng quan;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính...

iii. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của Trường Cán bộ quản lý Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thơn mới thuộc mục tiêu chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

83

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu lĩnh vực quản lý nhà nước về nơng nghiệp cho cơng chức địa chính - nơng nghiệp;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức xây dựng và mơi trường;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng phát triển cộng đồng nông thôn bền vững có sự tham gia của người dân;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng xây dựng dự án nơng nghiệp, nơng thơn có sự tham gia của người dân;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị nông, lâm sản và thủy sản;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng phát triển kinh tế hộ có sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thơn mới;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ thực vật;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra vệ sinh thú y; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đê điều…

iv. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đơ thị

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố, thị xã thuộc tỉnh; đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường, xã của các thành phố trực thuộc TW và thành phố, thị xã thuộc tỉnh;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, Phó phịng chun mơn thuộc các Sở: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Giao thông, Nông nghiệp và

84

Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường, Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các Ban quản lý chuyên ngành xây dựng, Ban quản lý khu vực phát triển đô thị của tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với Trưởng phịng, Phó trưởng phịng quản lý đơ thị, phịng kinh tế và hạ tầng thuộc quận, huyện, thành phố, thị xã;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ lập dự toán xây dựng cơng trình;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi cơng cơng trình; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển cộng đồng nơng thơn bền vững có sự tham gia của người dân;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chỉ huy trưởng cơng trình xây dựng;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lập hồ sơ hoàn cơng, nghiệm thu và thanh quyết tốn;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý và vận hành chung cư…

v. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của Học viện Tư pháp

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chấp hành viên; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án dân sự;

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư ký thi hành án dân sự; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm tra viên;

85

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tranh chấp án dân sự có yếu tố nước ngồi…

vi. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng của Trường cán bộ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn gồm 04 chuyên đề: Xây dựng văn hóa, văn minh đơ thị; Kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn phường, thị trấn; Kỹ năng quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho cơng chức văn hóa - xã hội xã gồm 05 chuyên đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lễ hội; Quản lý hoạt động lễ hội; Tổ chức và quản lý lễ hội; Xã hội hóa trong hoạt động lễ hội; Kỹ năng xây dựng kịch bản lễ hội.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho cơng chức văn hóa - xã hội xã. Chương trình gồm 03 chuyên đề chuyên sâu về xây dựng và tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở: Những vấn đề chung về xây dựng phong trào và tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng ở cơ sở;

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (1) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)