Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội tt (Trang 26 - 27)

3.1. Khuyến nghị với cán bộ quản lý trong nhà trường (hiệu trưởng, giáo viên phụ trách) 3.2. Khuyến nghị với cán bộ công tác xã hội trường học

3.3. Khuyến nghị với phụhuynh và gia đình của học sinh

4. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về“Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội”, tác giả luận án rút ra một số kết luận như sau:

- Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, với việc vận dụng cách tiếp cận từ khung lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội trong tìm hiểu thực tế tham gia các nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổthơng để kiểm nghiệm mối liên hệ với các hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức.

- Mục đích bao trùm của luận án là có được một hiểu biết tốt hơn về nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thơng với tính chất là một mơi trường xã hội quan trọng trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên, và đặt trong mối quan tâm về hành vi sai lệch vốn là một trong những vấn đề xã hội bức thiết nhất gắn với học sinh trung học phổ thơng và thanh thiếu niên nói chung. Có thể nói rằng luận án đã đạt được mục đích này.

- Luận án khẳng định tính phù hợp và chấp nhận đối với giả thuyết nghiên cứu 1: Học sinh trung học phổ thơng tham gia các nhóm phi chính thức đa dạng, với các thuộc tính phản ánh xu hướng tương tác của cá nhân với các yếu tốbao quanh (gia đình, nhà trường, cộng đồng – xã hội). Các thuộc tính chính bao gồm kiểu dạng nhóm, mục đích tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, các tương tác trong và ngồi nhóm, quy định trong nhóm, mức độgiao lưu với nhóm khác, thái độvà hành động chung của nhóm.

- Luận án khẳng định tính phù hợp và chấp nhận đối với giả thuyết nghiên cứu 2: Các hành vi sai lệch được học sinh trung học phổ thơng thực hiện cùng với nhóm phi chính thức có biểu hiện đa dạng theo loại hình và các khía cạnh đặc trưng cá nhân (như giới tính, khối lớp) và mức sống của gia đình của học sinh. Với 9 dạng hành vi sai lệch được tìm hiểu trong nghiên cứu này, học sinh trung học phổ thơng chủ yếu có thực hiện cùng nhóm phi chính thức những hành vi nguy cơ khi tham tham gia giao thông, trong khi những hành vi nguy cơ đối với trật tự xã hội và hành vi bạo lực học đường ở mức thấp nhưng vẫn đòi hỏi sựchú ý đáng kể.

- Luận án khẳng định tính phù hợp và chấp nhận đối với giả thuyết nghiên cứu 3:Các thuộc tính của việc tham gia nhóm phi chính thức có ảnh hưởng tới những hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông theo cả hai chiều thúc đẩy hoặc kiềm chế, đồng thời có mối liên hệ nhất định với các khía cạnh đặc trưng cá nhân (như giới tính, khối lớp) và đặc điểm gia đình (mức sống của gia đình, việc hỏi ý kiến gia đình…) của các em.

Nhìn tổng thể, các dữ liệu về việc có hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức trong học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội là khá thấp, phản ánh tương đối phù hợp với thực tiễn vận động, giáo dục đối với thanh thiếu niên từcác nhà trường kết hợp cùng gia đình, cộng đồng và các cơ quan chức năng. Nhìn ở góc độ khác, việc có tồn tại các tỷ lệnhư vậy vẫn cho thấy tình trạng có nguy cơ đáng kểđối với việc thực hiện các hành vi sai lệch ở thanh thiếu niên nếu không được tác động điều chỉnh kịp thời và phù hợp, và nếu bản thân các em xem những hành vi như vậy là điều bình thường trong lối sống như cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu khác.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Trần Thăng Long (2021). Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố liên quan trong học sinh THPT tại Hà Nội. Tạp chí Xã hội học 01(153), trang 76-85.

2. Phạm Trần Thăng Long (2021). Nghiên cứu về ảnh hưởng của “nhóm bạn hữu” tới hành vi sai lệch ở người chưa thành niên. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội 03(94), trang 74-80.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội tt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)