1. Mùa Chay
Chay, theo tiếng Hán là trai. Trai có nghĩa là kiêng cữ. Bên nhà Phật, ăn chay có nghĩa là kiêng không ăn những thức ăn do sát sinh mà ra. Chay bên Cơng Giáo có nghĩa là nhịn ăn. Chúa Giêsu đã nhịn ăn 40 đêm ngày.
2. Ăn năn sám hối
“Ăn” theo tự điển Cơng Giáo có nghĩa là thái độ cư xử, cịn “năn” có nghĩa là sám hối nài van. Ăn năn là thái độ sám hối, sám hối có nghĩa là đau lịng và quay trở lại.
3. Giữ mùa Phục Sinh
Phục có nghĩa là lại, sinh có nghĩa là sống, Phục Sinh là sống lại, tiếng La Tinh là Resurrectio, mà nghĩa gốc của nó là trỗi dậy. Hình ảnh rõ nét nhất là cây cối rủ lá trong mùa đông, nay mùa xuân tới thì nẩy mầm, sinh nhiều hoa trái.
Mùa Phục Sinh là khoảng thời gian từ Đêm Vọng Phục Sinh đến hết Chúa nhật Lễ Hiện Xuống. Giữ Mùa Phục Sinh hiểu theo nghĩa ngày nay là xưng tội và rước lễ trong khoảng thời gian từ thứ tư lễ Tro đến hết Chúa nhật Lễ Hiện Xuống.
4. Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đàng Thánh Giá là đoạn đường trên dưới một cây số mà Chúa Giêsu đã phải vác thánh giá đi qua. Giáo Hội khuyến khích chúng ta đi đàng thánh giá để tưởng nhớ đường thánh giá của Chúa Giêsu xưa mà ăn năn sám hối đồng thời kiên trì đón nhận mọi thử thách. Có thể đi đàng thánh giá khắp mọi nơi. Tuy nhiên, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các Đức Giáo Hoàng thường đi đàng thánh giá tại hý trường Colosseum, trung tâm thành phố Roma. Đây là
hý trường mà các hoàng đế La Mã thường đến để xem kịch, kể cả việc xem các thú dữ cắn xé thân thể của các thánh Tử Đạo.
5. Nến Phục Sinh
Chúa chết, trời đất trở nên u tối. Chúa sống lại, ánh sáng bừng lên. Ánh sáng này được tượng trưng bằng một cây nến. Chúng ta rước nến Phục Sinh vào nhà thờ. Ánh sáng Phục Sinh được chuyền đến những cây nến nhỏ trên tay chúng ta. Nến được đặt cạnh bục giảng, nơi sẽ công bố Tin Mừng Phục Sinh.
6. Vọng Phục Sinh
Vọng có nghĩa là chờ, chờ Chúa sống lại. Trong thời Giáo Hội bị bắt bớ, các Kitô hữu cũ và mới cần củng cố đức tin. Trong đêm Phục Sinh, người ta chọn đọc những bài Thánh Kinh liên quan tới lịch sự cứu độ: Chúa dựng nên trời đất, Chúa đưa dân ra khỏi đất Ai Cập, Chúa giáo dục dân Ngài…. Cuối cùng, Chúa sai Con Một của Ngài xuống trần gian chịu chết, cứu chuộc chúng ta và sống lại. Các Kitô hữu hôm nay nghe đọc lại những đoạn Thánh Kinh đó và diễn tả niềm vui sâu xa qua bài hát Alleluia. Alleluia là tiếng Do Thái. “Allelu” có nghĩa là hãy ngợi khen, “ia” có nghĩa là Giavê Thiên Chúa.
7. Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh là ngày lễ mừng biến cố Chúa Kitô sống lại. Ngày lễ bắt đầu từ đêm thứ Bảy Tuần Thánh với nghi thức Vọng Phục Sinh và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, nhiều cộng đồn Kitơ hữu có thói quen mừng lễ này trong khoảng thời gian 50 ngày. Khoảng thời gian này được kể như một ngày lễ duy nhất, một ngày Chúa Nhật vĩ đại. Đây chính là nguồn gốc của Mùa Phục Sinh.
TRANG VĂN THƠ