Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thoả mãn nhu cầu người đầu tư theo quy trình sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 3: Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (Trang 33 - 38)

+Thực hiện phân tích những ngành và cơng ty riêng lẻ thoả mãn mục tiêu đặt ra (ví dụ những cơng ty nhỏ thuộc ngành viễn thơng),để tìm ra những cơ hội đầu tư tốt nhất.

Về mặt kỹ thuật, để thực hiện việc lựa chọn cổ phiếu, người ta có thể áp dụng một số biện pháp như lập danh sách theo chỉ tiêu hoặc đánh giá theo định lượng.

a. Chiến lược quản lý chủ động (tiếp)

Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thoả mãn (kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) vừa đưa vào máy tính để lập nên danh sách những cổ phiếu thoả mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể là chỉ tiêu về vốn; hệ số P/E; ngành nghề; hệ số thu nhập trên vốn cổ đông (ROE); tỷ lệ chia cổ tức, cổ tức ổn định hay tăng trưởng…

Phương pháp định lượng được thực hiện theo một số cách. Thứ nhất, nhà quản lý xác định độ nhạy cảm của giá (hay thu nhập) của cổ phiếu tới các yếu tố kinh tế như tỷ giá ngoại hối, lạm phát, lãi suất hoặc mức độ tiêu dùng của công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lý danh mục có thể dựa trên các thơng tin đó cùng với sự phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp. Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế suy thoái, anh ta có thể mua những cổ phiếu có độ nhạy cảm ít nhất tới các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, hay nói cách khác đó là những cổ phiếu của cơng ty có thu thập thay đổi ngược chiều với xu hướng chung của nền kinh tế. Cách thứ hai được gọi là “phương pháp mua vào - bán khống”, theo đó cổ phiếu được phân chia theo nhóm

a. Chiến lược quản lý chủ động (tiếp)

Những cổ phiếu ở nhóm trên cùng thì được mua vào, ở những nhóm cuối thì được bán khống (sold short). Danh mục lập theo phương pháp này có thể sẽ khơng bị tác động của thị trường nói chung vì giá trị chứng khốn mua vào tương đương với giá trị chứng khoán bán khống. Với phương pháp này, người ta hy vọng các cổ phiếu thuộc nhóm “mua vào” sẽ tăng giá và các cổ phiếu thuộc nhóm “bán khống” sẽ bị giảm giá hoặc khả năng xấu hơn là cả hai nhóm cùng tăng hoặc cùng giảm giá nhưng nhóm “mua vào” cho kết quả tốt hơn nhóm “bán khống”, vì vậy giữ cho kết quả rịng của danh mục vẫn tốt.

+ Tính tốn xác định số lượng cổ phiếu trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng hoá cao nhất trong phạm vi giới hạn của khoản tiền đầu tư.

+ Sau khi xác định số lượng và chủng loại cổ phiếu cần mua, bước tiếp theo là phân bổ khoản đầu tư. Số tiền đầu tư được phân bổ theo nguyên tắc: những ngành nghề có xu hướng phát triển tốt thì được phân bổ với tỷ trọng lớn hơn, trong đó cần tập trung vào những cổ phiếu có tiềm năng hoặc cổ phiếu tạm thời bị định giá thấp.

a. Chiến lược quản lý chủ động (tiếp)

Tuy nhiên, đối với những nhà quản lý danh mục chun nghiệp thì có thể thực hiện phân bổ tiền vào các loại chứng khốn theo ngun tắc tìm danh mục tối ưu của mơ hình Markowitz. Phương án này được thực hiện thơng qua phương pháp lập trình máy tính bậc hai. Trước hết, đưa các dữ liệu về các loại cổ phiếu lựa chọn được ở các bước trên vào máy tính để lập ra một tập hợp các danh mục hiệu quả (nằm trên đường cong hiệu quả). Tiếp theo, căn cứ theo mục tiêu của người đầu tư để xác định danh mục tối ưu ứng với mục tiêu đó. Có thể minh hoạ vấn đề này bằng ví dụ xây dựng danh mục 3 cổ phiếu như sau:

Giả sử có 3 cổ phiếu A, B, C với các thơng số về lợi suất kỳ vọng và rủi ro (tích sai và phương sai) theo véctơ và ma trận dưới đây:

16, 2E(r)24, 6 E(r)24, 6 22,8 = 146 187 145 VC187 854 104 145 104 289 =

3.3 Phòngngừa rủi ro trong quản lý

danhmục đầu tư

o3.3.1 Chiến lược hợp đồng tương lai

3.3.1 Chiến lược hợp đồng tương lai

Ví dụ: Nhà đầu tư sẽ nhận được 10 triệu đ sau 3 tháng và dự định đầu tư vào thị trường tiền tệ. Giả thiết thời điểm hiện tại là ngày 14/9. Lãi suất tiền gửi Libor 3 tháng là 2,875% và giá hợp đồng tương lai lãi suất đáo hạn vào tháng 12 tại thị trường LIFFE là 96,87. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, nhà đầu tư mua 10 hợp đồng tương lai kỳ hạn 3 tháng với giá 96,87 đ. Lãi suất cho vay hiệu quả của hợp đồng này được xác định trên cơ sở giá tương lai là 3,13% (=100-96,87)

Vào ngày 14/12, lãi suất Libor 3 tháng là 2,65%. Hợp đồng tương lai tháng 12 được yết với giá 97,35. Nhà đầu tư thanh lý vị thế hợp đồng tương lai trước ngày thanh toán cuối cùng (ngày 14 tháng 12). Lợi nhuận của hợp đồng trong tương lai là 48 điểm cơ bản (=97,35-96,87), tức 0,48%. Lãi suất tiền gửi thực tế mà nhà đầu tư này nhận được là 3,13% (=2,65+0,48)

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 3: Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (Trang 33 - 38)