Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ - những rào cản thương mại khó tránh (Trang 26)

1. Xây dựng thương hiệu mạnh

Thương hiệu mạnh là thương hiệu được người tiêu dùng biết đến vì cả khả năng cạnh tranh về giá, lẫn cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đang từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO : 9001, 14000, SA 8000 để nâng cao uy tín, chất lượng hàng hố, nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ vững các khách hàng truyền thống, cũng như dần chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

2. Marketing

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất các doanh nghiệp cũng phải trú trọng vào việc xây dựng mạnh lưới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm sao cho hợp lý, cần hướng mũi nhọn vào một số các thị trường có tiềm năng lớn ngồi Mỹ như : Nhật Bản, EU…

3. Tìm kiếm và phát triển thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp dự đoán trước được khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu, từ đó có những chính sách và chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nên xây dựng phương án tìm kiếm và điều tra thị trường để định hướng sản xuất, số lượng cũng như chủng loại hàng hoá nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

Song song với việc nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng vào việc mở rộng quy mô đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu địi hỏi về trình độ lành nghề của cơng nhân, khả năng quản lý tốt của các cán bộ.

5. Thực hiện chính sách liên doanh với nước ngồi

Việc liên doanh, liên kết với nước ngoài sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng nhiều lợi ích như : học hỏi được kinh nghiệm sản xuất và quản lý, tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, tận dụng được các mối quan hệ này để làm nền móng xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các bạn hàng mới bên ngồi.

6. Chính sách giá hợp lý

Ngành dệt may Việt Nam cần nhanh chóng hồn thiện chiến lược xây dựng, phát triển vùng sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu. Bởi vì như vậy sẽ tiết kiệm được lượng ngoại tệ nhập khẩu đáng kể, từ đó hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.

7. Giảm tính chất gia cơng trong sản xuất dệt may

Đầu tư tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu và tăng cường khả năng sáng tạo mốt.

Tăng cường đầu tư đổi mới cơng nghệ và hiện đại hố dây chuyền thiết bị sản xuất.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Giảm hợp đồng gia cơng.

Tích cực xúc tiến thương mại để mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài.

8. Một số chính sách khác

Các doanh nghiệp cơng nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước từng bước thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn; nhìn nhận sản xuất sạch hơn như những công cụ quản lý, công cụ kinh tế và cơng cụ mơi trường với mục đích cải thiện mơi trường; giảm lãng phí năng lượng, ngun vật liệu; nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy cùng sự ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm; thu hồi sử dụng lại chất thải, tạo ra các sản phẩm phụ hữu ích và tuân thủ đúng các quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường.

Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam nên xuất khẩu đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường để giảm thiểu rủi ro.

Không chỉ tiếp nhận vốn đầu tư của nước ngồi mà cịn phải biết tận dụng vốn ra nước ngoài đầu tư để tận dụng triệt để lợi thế so sánh.

Cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức pháp lý, nhất là luật thương mại quốc tế cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp để tránh tình trang doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chịu thiệt thịi chỉ vì thiếu hiểu biết.

Doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiện toàn hệ thống sổ sách, thực hiện chế độ kế toán minh bạch, phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế, để sẵn sàng giải trình với các đồn kiểm tra đột xuất từ phía Mỹ./.(VOV)

Kết Luận

Để đạt được những mục tiêu được đề ra trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng nâng cao phần “chất” để khẳng định thương hiệu sản phẩm, khơng chỉ trên các thị trường nước ngồi mà phải khẳng định ngay trên “sân nhà”. Ngoài ra, các cơ quan thương vụ cũng cần phải nghiên cứu và cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường Hoa Kỳ, khả năng, cách thức để hàng dệt may của Việt nam có khả năng chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ.

Trong khi khai thác yếu tố phát triển theo chiều rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cũng phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển về chiều sâu tạo được chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thì với duy trì được tốc độ phát triển cao.

Tài liệu tham khảo

1. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu-PGS.TS Võ Thanh Thu, NXB thống kê năm 2000

2. www.mot.gov.vn 3. www.vnexpress.net

4. G:\Vietnam Economic News Online - Hàng Việt Nam sang Mỹ Xuất siêu cao nhưng lợi nhuận thấp.htm

5. G:\VnEconomy - Xuất khẩu dệt may sang Mỹ Vừa làm vừa___ đếm!.htm

6. G:\Welcome to M_O_I.htm 7. www.thanhnienonline.com

8. G:\VietNamNet - Dệt may lại đau đầu với___ hạn ngạch.htm 9. G:\V i e t n a m A g e n d a 2 1.htm

10. G:\Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.htm

11. G:\Ministry of Foreign Affairs - Việt Nam không bán phá giá hàng dệt may vào thị trường Mỹ.htm

12. G:\Sở Cơng Nghiệp TP Đà Nẵng.htm

NỘI DUNG

Lời mở đầu:

Trình bày lí do em lựa chọn đề tài này.Đồng thời nêu tên đề tài em đã chọn.

Nội dung:

Chương I : Tình huống : Xuất khẩu dệt may sang Mỹ, vừa làm vừa…đếm

I.Những rào cản Hoa Kỳ áp dụng nhằm hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam

1.Hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu 2.Các quy định của hải quan Hoa Kỳ

2.1>Những quy định về các sản phẩm dệt

2.2>Quy định về thương hiệu nhãn hiệu và bản quyền

3.Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier)

4.Sự giám sát chặt chẽ chống bán phá giá hàng dệt may của chính phủ Hoa Kỳ

II.Ảnh hưởng của các rào cản này tới tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ

Chương II : Phân tích tình huống

I. Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu

II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thời gian qua dưới sức ép của những rào cản…

1. Đặc điểm và vai trò của ngành dệt may

1.1>Đặc điểm của ngành dệt may 1.2>Vai trị của ngành dệt may

2.Phân tích các rào cản của Hoa Kỳ áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

2.1>Hạn ngạch nhập khẩu

2.2>Các quy định của hải quan Hoa Kỳ

2.2.1>Những quy định về những sản phẩm là hàng dệt 2.2.2>Quy định về thương hiệu,nhãn hiệu và bản quyền

2.3>Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier

2.4>Sự giám sát chặt chẽ chống bán phá giá hàng dệt may của chính phủ Hoa Kỳ

3.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thời gian qua

3.1>Giới thiệu sơ bộ về thị trường Hoa Kỳ

3.2>Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thời gian qua

3.2.1>Cơ cấu và tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ

3.2.2>Thuận lợi

3.2.3>Khó khăn và thách thức đặt ra với hàng dệt may Việt Nam 3.2.3.1>Về ngun vật liệu

3.2.3.2>Về vốn

3.2.3.3>Trình độ nhân lực

3.2.3.4>Mơi trường cạnh tranh quốc tế 3.2.3.5>Hệ thống pháp luật

3.2.3.6>Về kỹ thuật và công nghệ

Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ

I. Về phía nhà nước

1. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước 2. Điều chỉnh chính sách thuế

3. Thành lập các tổ chức tư vấn về các lĩnh vực có liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may

4. Chính sách hỗ trợ về vốn 5. Chính sách pháp luật 6. Một số chính sách khác

II. Về phía doanh nghiệp

2. Marketing

3. Tìm kiếm và phát triển thị trường 4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 5. Thực hiện liên doanh với nước ngồi 6. Chính sách giá hợp lý

7. Giảm tính chất gia cơng trong sản xuất hàng dệt may 8.Một số chính sách khác

Một phần của tài liệu xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ - những rào cản thương mại khó tránh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w