ỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 4 potx (Trang 25 - 27)

1. KIN THC

– Nêu và giải thích được vai trò, vị trí của người giáo viên tiểu học trong trường tiểu học; – Liệt kê và giải thích được đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học;

– Mô tảđược cấu trúc nhân cách của người thầy giáo; phân định rõ các phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu học;

– Đánh giá được vai trò của hoạt động học tập, rèn luyện trong trường sư phạm và của hoạt động nghề nghiệp với sự hình thành, hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học;

– Giải thích được mối quan hệ thầy – trò ở Tiểu học và vai trò của giáo viên tiểu học với tập thể học sinh.

2. KĨ NĂNG

– Nhận biết được các phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu học trong các tình huống cụ thể;

– Phân tích được những ưu nhược điểm về phẩm chất và năng lực của bản thân và lập được kế hoạch tự hoàn thiện mình trong thời gian học ở trường sư phạm.

3. THÁI ĐỘ

– Chủđộng, tích cực tham gia vào các hoạt động trong trường sư phạm nhằm tự giáo dục và rèn luyện cho mình những phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu học.

– Chủđộng góp ý xây dựng cho đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ. • Giới thiệu chủ đề

Chủđề gồm có 4 hoạt động:

– Hoạt động 1: Tìm hiểu lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học. – Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc nhân cách của người giáo viên.

– Hoạt động 3: Tìm hiểu việc hình thành nhân cách người giáo viên tiểu học.

– Hoạt động 4: Tìm hiểu quan hệ thầy trò ở Tiểu học và vai trò của người giáo viên tiểu học với tập thể lớp.

257 • Điều kiện cần thiết để thực hiện chủ đề

– Sinh viên đã học xong mô đun “Sinh lí học lứa tuổi” và tiểu mô đun 1 “Tâm lí học đại cương”. – Sinh viên nắm vững tri thức của các chủđề trước

– Tài liệu học tập:

a. Tài liu tham kho

1. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1999). Tâm lí học (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2). Nxb Giáo dục, Hà Nội (Chương 14, từ trang 284 đến trang 299).

2. Bùi Văn Huệ (1977). Giáo trình Tâm lí học tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội (Chương 8, từ trang 173 đến trang 186).

3. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991). Tâm lí học (sách dùng trong các trường THSP). Nxb Giáo dục, Hà Nội (Chương 8, từ trang 167 đến trang 178).

b. Các tài liu hc tp khác

– Hệ thống các bài tập thực hành cho từng tiểu chủđề;

– Thiết bị: Máy chiếu qua đầu, băng hình, băng tiếng, máy phát hình, máy phát tiếng. • Nội dung chủ đề

HOT ĐỘNG 1

TÌM HIU LAO ĐỘNG SƯ PHM CA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIU HC

THÔNG TIN CHO HOT ĐỘNG

Kiến thc cn s dng

– Đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh tiểu học (xem “Giáo trình Tâm lí học” (tập 2), từ trang 54 đến trang 60);

– Đặc điểm hoạt động dạy và hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học (xem “Giáo trình Tâm lí học” (tập 2), từ trang 77 đến trang 81).

Vai trò, v trí, chc năng và đặc đim ca giáo dc Tiu hc

+ Luật Giáo dục của Nhà nước đã xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Trong mối quan hệ với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, giáo dục – đào tạo có chức năng tạo nguồn năng lực và đào tạo nhân lực đáp ứng những nhu cầu của xã hội.

258

+ Lao động sư phạm là lao động của các thành viên xã hội hướng vào việc giáo dục để hình thành và hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ, đáp ứng các yêu cầu của xã hội và phù hợp với khả năng của từng trẻ.

+ Trong xã hội hiện đại, người thầy giáo bình đẳng với mọi người lao động ở các ngành nghề khác. Người thầy giáo trong xã hội là người được xã hội giao trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện mục đích giáo dục do xã hội đề ra. Họ đảm đương chức năng là “cầu nối” giữa nền văn minh nhân loại, văn hoá dân tộc với sự “tái sản xuất” chúng trong chính đứa trẻ. Vì thế, họ là người quyết định quá trình giáo dục và chất lượng giáo dục.

+ Luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Trong thời đại ngày nay, giáo dục Tiểu học không chỉ là cấp học đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn là cấp học phổ cập và phát triển. Cho nên, hơn bao giờ hết, nó đòi hỏi sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại, giữa tính dân chủ và tính nhân văn. Vì vậy, người giáo viên tiểu học, trước hết phải là nhà giáo dục, sau đó mới là người truyền thụ tri thức.

V trí, vai trò ca người giáo viên tiu hc

Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học là lao động của người thầy giáo hướng vào việc đem lại cho trẻ những tri thức, những khả năng và những giá trị cần cho sự phát triển thuận lợi nhân cách về các mặt: cơ thể, tình cảm, xã hội, trí tuệ và tâm hồn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bản thân trẻ, mong đợi của cha mẹ và xã hội.

Trong trường tiểu học, lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học được diễn ra thông qua việc thực hiện xen kẽ vào nhau hoặc nối tiếp lẫn nhau của các hoạt động, như: hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, hoạt động tự hoàn thiện, hoạt động xã hội,… Mặc dù, các hoạt động đó có nội dung không giống nhau, nhưng vai trò của giáo viên tiểu học ởđó là như nhau – họ đều là người tổ chức và điều khiển quá trình hoạt động của học sinh tiểu học. Hơn thế nữa, mục đích cuối cùng mà họ cần đạt được cũng giống nhau – tạo ra sự biến đổi ở học sinh. Họ là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục của nhà trường.

Để tiến hành có kết quả các hoạt động sư phạm của mình, giáo viên tiểu học phải thiết lập và vận hành các mối quan hệ với học sinh, với đồng nghiệp, với phụ huynh, với các tổ chức xã hội và chính quyền của địa phương,… Dù ở mối quan hệ với ai, giáo viên tiểu học vẫn phải là người chủđộng, tích cực và hợp tác nhằm đạt mục đích cuối cùng là tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho sự phát triển của học sinh. Như vậy, trên một góc độ nào đó, giáo viên tiểu học là người trực tiếp tìm kiếm các sức mạnh giáo dục để vừa đào tạo được hàng loạt nhân cách công dân, vừa làm nảy nở hết bản sắc riêng của từng em.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 4 potx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)