9. .5 5 C CÁ ÁC CC CH HÍ ÍN NH HS SÁ ÁC CH HM MÔ ÔI I T TR RƯ ƯỜ ỜN NG G
9.5.5. Khía cạnh pháp lý của sự xung đột giữa Luật Thương mại và Luật Môi trường
mại và Luật Môi trường
Cuộc khủng hoảng mang tính pháp lý xuất hiện do đặc điểm đồng nhất của Luật môi trường đang bị thay đổi dần theo các cuộc tranh chấp thương mại không đồng nhất, thường không hệ thống và phụ thuộc vào các quan điểm kinh tế. Khi các lợi ích thương mại quan trọng được đặt lên hàng đầu, như trong trường hợp của các sinh vật biến đổi gen, thì ảnh hưởng môi trường chỉ được xem xét sơ qua. Tranh cãi về thương mại và môi trường đang bị thu hẹp dần vào trong phạm vi giữa các nước Bắc – Nam.
Các nhà đàm phán thương mại luôn tìm cách khai thác những
điều khoản thương mại có lợi và xâm nhập vào thị trường của các nước khác trong khi vẫn cố gắng khép kín thị trường của mình. Sự tập trung
được đặt vào lợi ích quốc gia hoặc khu vực, chứ không phải lợi ích toàn cầu. Đối với môi trường, khái niệm về cộng đồng quốc tế hoàn toàn mang tính thực tế. Việc gây ra các quan điểm chính trị bất đồng thông qua các công cụ như rào cản thương mại sẽđi ngược lại với bản chất của các quan điểm chính trị về môi trường. Để dung hòa sự khác biệt trong phát triển và chính sách môi trường ở mỗi quốc gia, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (Hội nghị "Thượng đỉnh về Trái đất")
năm 1992 đã đưa ra Tuyên bố Rio, trong đó chú trọng một nguyên tắc cơ
bản là vì trách nhiệm chung nhưng không quên trách nhiệm của mỗi quốc gia. Điều này tạo ra nghịch lý là trong bối cảnh chính sách thương mại và hội nhập WTO, sự tập trung được đặt vào các quyền trừng phạt không giới hạn để áp đặt các rào cản thuế quan, nhưng giờđây các nước Thành viên lại tìm cách khôi phục các quyền không giới hạn để dỡ bỏ
các rào cản này cho các mục đích môi trường.