3 Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển
17.8 Tranh chấp Lao động
Đầu tiên xin lưu ý rằng pháp luật Việt Nam cho phép tập thể người lao động tiến hành các thủ tục đình cơng để phản đối người sử dụng lao động. Trước khi tổ chức đình cơng, tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một trong các bên của tranh chấp lao động tập thể sẽ có quyền tổ chức và lãnh đạo cuộc đình cơng và có trách nhiệm lấy ý kiến của tất cả các bên trong tranh chấp lao động tập thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng tập thể. Tổ chức đại diện người lao động quyết định thời gian, địa điểm, phương thức lấy ý kiến về cuộc đình cơng và phải thơng báo trước ít nhất một ngày cho người sử dụng lao động. Khi có ý kiến đồng ý của trên năm mươi phần trăm (50%) người lao động về đề nghị đình cơng thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình cơng bằng văn bản.
Ngoại trừ một số trường hợp, người lao động và người sử dụng lao động phải nỗ lực giải quyết tranh chấp lao động thơng qua hịa giải do Hịa giải viên Lao động hoặc Hội đồng Trọng tài Lao động tổ chức.
Đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp phải được giải quyết thơng qua thủ tục hịa giải do Hòa giải viên Lao động tổ chức trước khi yêu cầu Hội đồng Trọng tài Lao động hoặc tòa án giải quyết, trừ một số trường hợp. Nếu hịa giải khơng thành, hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của một bên mà Hòa giải viên Lao động khơng tiến hành hịa giải, thì các bên tranh chấp trên cơ sở đồng thuận có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài Lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu có u cầu đó thì các bên tranh chấp khơng được quyền đồng thời u cầu Tồ án giải quyết, trừ các trường hợp sau: (i) Nếu hết thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà không Ban Trọng tài Lao động không được thành lập, hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài Lao động được thành lập mà không Ban Trọng tài Lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc (ii) Nếu một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban Trọng tài Lao động, thì các bên có quyền u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tranh chấp phải được giải quyết thơng qua thủ tục hịa giải do Hịa giải viên Lao động tổ chức trước khi yêu cầu Hội đồng Trọng tài Lao động giải quyết hoặc trước khi tiến hành thủ tục đình cơng. Nếu hợp hịa giải khơng thành hoặc hết thời hạn hòa giải trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của một bên mà Hịa giải viên Lao động khơng tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành, thì các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây để giải quyết tranh chấp: (i) Trên cơ sở đồng thuận yêu cầu Hội đồng Trọng tài Lao động giải quyết tranh chấp; hoặc (ii) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành các thủ tục theo quy định để tổ chức đình cơng. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng Trọng tài Lao động thì tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình cơng trong thời gian Hội đồng Trọng tài Lao động đang giải quyết tranh chấp. Nếu hết thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ một bên mà Ban Trọng tài Lao động vẫn chưa được thành lập, hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài Lao động được thành lập mà không Ban Trọng tài Lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc người sử dụng lao động là một bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban Trọng tài Lao động
thì tổ chức đại diện người lao động là một bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình cơng theo quy định.