Ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG pps (Trang 29 - 33)

sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương.

Trong bể xuất hiện ấu trùng chữ D, ba ngày sau bắt đầu bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương.

Bảng 6: Sự biến động môi trường trong các ngày nuôi ấu trùng.

Ngày nuôi Nhiệt độ (0C) Độ mặn (‰) pH Sáng Chiều Biên độ Sáng Chiều Biên độ Sáng Chiều Biên độ 1 27.0 28.0 1.0 30 30 8.01 8.20 0.19 2 27.5 28.0 0.5 30 30 8.02 8.21 0.19 3 27.5 28.0 0.5 30 30 8.02 8.23 0.21 4 27.0 28.0 1.0 30 30 8.01 8.25 0.24 5 27.5 28.0 0.5 30 30 8.02 8.26 0.24 6 27.0 28.0 1.0 29 29 8.00 8.25 0.25 7 28.0 28.5 0.5 29 29 8.04 8.30 0.26 8 28.0 28.5 0.5 30 30 8.05 8.32 0.27 9 28.0 28.5 0.5 30 30 8.06 8.35 0.29 10 27.0 27.5 0.5 30 30 8.04 8.30 0.26

Do các bể nuôi ấu trùng được đặt trong nhà nên sự biến động của nhiệt độ trong các lần đo là không đáng kể, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Độ mặn và giá trị pH không có sự biến động do nuôi trong bể ít thay nước để hạn chế sự hao hụt của ấu trùng, cho ăn và xiphong đáy bể được kiểm tra điều chỉnh thường xuyên.

Bảng 7: Chiều dài trung bình của ấu trùng qua các ngày thí nghiệm.

Ngày nuôi

Chiều dài trung bình (µm)

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

2 87,00 ± 9,523 87,33 ± 8,277 84,00 ± 6,747 85,33 ± 8,1934 98,33 ± 13,153 91,67 ± 12,888 98,67 ± 10,080 100,67 ± 13,374 4 98,33 ± 13,153 91,67 ± 12,888 98,67 ± 10,080 100,67 ± 13,374 6 116,00 ± 10,372 104,67 ± 18,144 119,67 ± 14,259 123,67 ± 15,196

8 139,33 ± 22,273 119,67 ± 18,659 148,33 ± 20,525 156,67 ± 15,83010 151,67 ± 22,450 128,33 ± 16,833 167,33 ± 17,798 180,67 ± 11,725 10 151,67 ± 22,450 128,33 ± 16,833 167,33 ± 17,798 180,67 ± 11,725

Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng trung bình theo ngày và tỷ lệ sống của ấu trùng.

Ngày nuôi

Tốc độ tăng trưởng trung bình (µm/con/ngày)

Tỷ lệ sống của ấu trùng (%)

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

4 5.67 2.17 7.33 7.67 91.1 90.0 92.2 94.4 6 8.83 6.50 10.50 11.50 79.3 76.5 79.5 78.8 8 11.67 7.50 14.33 16.50 73.8 72.6 74.2 76.1 10 6.17 4.33 9.50 12.00 60.4 60.0 63.3 66.7

Ghi chú: Lô 1: Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. Lô 2: Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. Lô 3: Isochrysis sp. + Chaetoceros sp.

( Chú ý sửa lại: Ngày thí nghiệm của hình 4 nên đặt ở vị trí như hình 5, và có thể sửa lại cột đứng là tốc độc tăng trưởng chứ không phải tốc độ sinh trưởng), đơn vị

là µm/ngày/ấu trùng)

Hình 4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ấu trùng hầu ở các lô thí nghiệm.

Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ sống của ấu trùng hầu ở các lô thí nghiệm.

Chúng ta biết rằng giá trị dinh dưỡng của các loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng có trong tảo (đặc biệt nhất là hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu chủ yếu là các acid béo chưa no mạch dài, vitamin, và khoáng vi lượng), kích thước tế bào có phù hợp với cỡ miệng ấu trùng hay không, và độ dày của thành tế bào tảo (liên quan đến khả năng tiêu hóa) (Lucas và Southgate, 2003)

Qua bảng 7, bảng 8 và hình 4 ta thấy:

Lô 1- cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. và lô 2 – cho ăn tảo

Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp

hơn lô 3 – cho ăn tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. và lô 4 cho ăn cả ba loài tảo

Khi sử dụng ANOVA một yếu tố( để so sanh cái gì vói cái gì?), kết quả là lô 2 tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với lô 3 (sự sai khác có ý nghĩa P<0,05). phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hà Đức Thắng. Tác giả cho rằng tảo

Nannochloropsis sp. do thành tế bào dày, khó tiêu hóa và dinh dưỡng thấp nên ảnh

hưởng đến khả năng tiêu hóa của ấu trùng, ấu trùng sinh trưởng chậm hơn lô 3 khi cho ăn hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp.. Trong 3 loài tảo này thì

Isochrysis sp. có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

Lô 4 sử dụng hỗn hợp tảo cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005), Nguyễn Thị Xuân Thu (1995), Châu Văn Thanh (1998) khi sử dụng hỗn hợp tảo tươi cho ấu trùng động vật thân mềm. Điều đó được giải thích như sau: việc cho ăn hỗn hợp ba loài tảo chắc chắn sẽ cung cấp đầy đủ hơn các thành phần dinh dưỡng thiết yếu nên kết quả ấu trùng lớn nhanh hơn.

Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận:

Qua quá trình thực tập tôi đưa ra một số kết luận như sau:

Nuôi sinh khối tảo:

Tốc độ tăng trưởng của tảo Nannochloropsis sp. cao nhất vào ngày nuôi thứ 5 (µ = 0.732) và giảm dần ở các ngày nuôi tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất của tảo Isochrysis sp. vào ngày nuôi thứ tư (µ = 1.099) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 7 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.382) sau khi tảo đạt mật độ cực đại.

Tảo Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào ngày nuôi thứ tư (µ = 0.901) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 6 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.560).

Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu

trùng hầu Thái Bình Dương:

Lô cho ăn cả ba loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. +

Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn khi sử dụng kết hợp

hai loài tảo.

Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của các lô sau 10 ngày thí nghiệm:

Lô 1- cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. có tốc độ tăng trưởng 6,47 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 60,4%.

Lô 2 – cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 4,10 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 60,0%.

Lô 3 – cho ăn tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 8,33 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 63,3%.

Lô 4 cho ăn cả ba loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. +

Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 9,53 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 66,7%.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG pps (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w