KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ức chế của chất kháng sinh họ quinolone đối với vi sinh vật trong môi trường nước mặt sông sài gòn 3 (Trang 31 - 33)

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chất lượng nước sơng Sài Gịn và những đặc điểm tiêu biểu của chất kháng sinh Ciprofloxacin và Ofloxacin (tḥc nhóm Quinolones) như sau:

Về chất lượng nước sơng Sài Gịn:

Các khu vực bị tác động từ các nguồn thải tḥc khu vực Tp. HCM có chất lượng nước tương đương QCVN 08-MT:2015/BTNMT B2, phù hợp cho các mục đích bảo vệ thủy sinh, nơng nghiệp cũng như các mục đích khác mà khơng phải cấp nước sinh hoạt. Các nguy cơ ô nhiễm chủ yếu được xác định là tổng rắn lơ lửng, dinh dưỡng và vi sinh.

Về đặc điểm chất kháng sinh thuộc họ Quinolones:

Ở vùng đầu nguồn sông Sài Gịn, (Hóa An, Hịa Phú, Rạch Tra), nồng độ của Ciprofloxacin và Oflo là rất thấp. Tất cả đều có nồng đợ trung bình nhỏ hơn 100 ng/L như Ciprofloxacin (81 ng/L) và Ofloxacin (59 ng/L). Các giá trị này nhỏ hơn rất nhiều lần so với giá trị chất kháng sinh của toàn khu vực và chênh lệch khoảng 226,28% đối với Ciprofloxacin và như khoảng 252,98% đối với Ofloxacin.

Ở trong vùng đơ thị (từ Bình Phước đến Phú Xuân), nồng độ chất kháng sinh Ciprofloxacin và Ofloxacin là rất cao, lên đến hơn 200 ng/L. Kết quả tính tốn cho thấy, nồng đợ Ciprofloxacin trung bình khoảng 269 ng/L và Ofloxacin khoảng 207 ng/L. Các giá trị này, gần tương đương với giá trị trung bình của tồn khu vực, chênh lệch chỉ khoảng 1,41% đối với Ciprofloxacin và 1,10% đối với Ofloxacin.

Đối với các nguồn nước sông, nhánh sông, kênh/rạch đổ vào sơng Sài Gịn thì nồng đợ Ciprofloxacin và Ofloxacin là rất cao, giá trị trung bình khoảng 342 ng/L (Ciprofloxacin) và 276 ng/L(Ofloxacin). Các giá trị này cao hơn khoảng 25,50% đối với Ciprofloxacin đến 31,65% đối với Ofloxacin.

76

Các kết quả thử nghiệm cho thấy, E. coli trong nước sông Sài Gịn tḥc loại kháng kháng sinh đối với cả Ciprofloxacin và Ofloxacin với đường kính vùng ức chế kháng sinh trung bình của Ciprofloxacin (10,3 mm) và Ofloxacin (7,9 mm). Kết quả tính tốn thống kê với xác suất P = 0,85 đã chứng minh tính đúng của kết quả nghiên cứu. Khi có mặt kháng sinh Ciprofloxacin thì vi sinh vật bị ức chế, sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra với hiệu suất thấp, khả năng phân hủy chất hữu cơ chỉ đạt 69,2 - 75,0% và giữ mức trung bình của hiệu suất ức chế khả năng phân hủy chất hữu cơ của Ciprofloxacin trong cả quá trình khoảng 76,5 - 76,9%.

2. Kiến nghị

Cần mở rộng phạm vi quan trắc cũng như tăng điểm lấy mẫu trên phạm vi lưu vực sông Sài Gịn nhằm đánh giá mức đợ ơ nhiễm kháng sinh.

Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đánh giá sự ức chế của các chất kháng sinh trong mơi trường nước mặt cũng như trầm tích trên sơng Sài Gịn, nhằm có những dự báo kịp thời về mức độ ô nhiễm kháng sinh.

Các bệnh viện cần có hệ thống xử lý kháng sinh trước khi xả nước thải ra ngồi mơi trường.

77

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ức chế của chất kháng sinh họ quinolone đối với vi sinh vật trong môi trường nước mặt sông sài gòn 3 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)