Tình hình lao động tại công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN pdf (Trang 30 - 64)

Là một công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực Du Lịch và Thương Mại với nhiều chi nhánh, nhà hàng, khách sạn và xí nghiệp trực thuộc nên số lượng lao động của Công Ty tương đối cao.

Bảng 3.1. Số lượng lao động trong năm 2005-2007

Năm 2005 2006 2007

Lao động 345 331 321

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ sự biến động số lượng lao động qua 3 năm 345 331 321 300 310 320 330 340 350 2005 2006 2007 Năm S ố l a o đ ộ n g

Biểu đồ 3.3 cho thấy tổng số lao động giảm qua các năm. Tổng số lao động thực tế

của năm 2005 là 345 người đến năm 2006 là 331 người giảm 14 người và đến năm 2007 tiếp tục giảm 10 người còn 321 người. Mặc dù tổng số lao động giảm xuống qua ba năm số lượng lao động quản lý có trình độ chuyên môn cao không giảm mà vẫn chiếm một số lượng cố định là 45 người, có thể nói là phù hợp với tình hình của công ty. Và công ty đang hướng về sự quản lý đạt chất lượng cao, giảm chủ yếu số lượng lao động có trình độ thấp, không có năng lực cao và lao động hoạt động tay chân.

ĐVT: người

(Nguồn: Bảng tổng hợp danh sách lao động)

Trình độ lao động năm 2007 tại công ty được biểu hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của lao động trong công ty năm 2007

Trình độ chuyên môn Đơn vị Tổng Chưa phân loại Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp BDNV& tay nghề Văn phòng công ty 43 4 22 2 9 1 5 TT Dịch vụ du lịch 12 1 4 2 1 4 Café Corner 4 1 1 2 Khu DL Tức Dụp 18 8 1 2 1 6 Các Khách sạn 177 34 17 9 18 19 80 Các XNCB nông sản 31 12 3 8 8 Các NMCB gạo XK 33 11 1 1 12 1 7 Chi nhánh Du lịch AG (TP.HCM) 3 1 1 1 Tổng cộng 321 72 48 16 51 22 112 Tỷ trọng 22% 15% 5% 16% 7% 35%

Biểu đồ 3.2. Trình độ chuyên môn của lao động trong công ty 2007 BDNV & tay nghề 35% Đại học 15% Khác 22% Cao đẳng 5% Trung cấp 16% Sơ cấp 7%

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, năm 2007 số lao động có trình độ chuyên môn là 249 người

trong tổng số lao động là 321 người, trong đó số lao động BD nghiệp vụ & KT tay nghề

chiếm đến 35% trên tổng số lao động, tập trung phần lớn ở mãng kinh doanh du lịch mà chủ yếu ở các khách sạn, kế đến là lao động có trình độ trung cấp chiếm 16%, trình độ đại

học chiếm 15% tập trung chủ yếu ở văn phòng công ty, trình độ sơ cấp chiếm 7%, trình độ cao đẳng chiếm 5%. Ngoài các lao động có trình độ như trên, ở công ty còn có 22% nhân

viên chưa phân loại, chủ yếu là công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến. Số lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu ở văn phòng công ty vì văn phòng công ty là

đơn vị chính, chủ quản các đơn vị trực thuộc nên cần một đội ngũ nhân viên quản lý cao để

có thể quản lý tốt một số lượng lớn các đơn vị trực thuộc có nhiều lao động phổ thông. Như

Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CTCP DU LỊCH AN GIANG

4.1. Chính sách của công ty 4.1.1.Chính sách tiền lương

Sơ lược về cách thức trả lương tại công ty:

Hàng tháng, nhân viên được trả lương vào hai đợt, đợt một: nhân viên hưởng lương

theo nghị định (lương tối thiểu theo quy định), đợt hai: nhân viên hưởng lương theo doanh

số, lợi nhuận thực tế của đơn vị đạt được so với tỷ lệ phần trăm kế hoạch được giao.

Đợt I : còn gọi là lương theo thời gian (hay còn gọi là lương nghị định), với mức lương

tối thiểu được áp dụng tại công ty là 450.000đ/người/tháng. Cách tính lương:

Tiền lương đợt I = HSLnđ * Ltt + Phụ cấp(nếu có)

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HSLnđ: Hệ số lương nghị định. Thời gian làm việc của người lao động càng dài thì hệ số lương càng cao nhưng nó chỉ tăng đến mức giới hạn của thang lương thì không còn

tăng nữa.

Ltt: Lương tối thiểu (450.000đ/người).

Ví dụ: Lương đợt I tháng 10/2006 kế toán trưởng Văn phòng công ty : LTG = 4,32 * 450.000 = 1.944.000 đồng

Ngoài ra, lương đợt I còn bao gồm các khoản phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm, phụ cấp làm đêm.

Công thức chung để tính phụ cấp: Hệ số phụ cấp * Mức lương tối thiểu (450.000)

Cụ thể các loại phụ cấp như sau:

- Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cao nhằm khuyến

khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng quyền hạn quản lý của mình.. Sau đây là

bảng phụ cấp của công ty:

+ Hệ số phụ cấp 0,3 áp dụng cho trưởng các phòng ban tại Văn Phòng Công ty,

Giám Đốc Nhà Hàng – Khách Sạn, Giám Đốc các khu Du lịch, Giám đốc các Xí Nghiệp

Chế Biến, Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch. Ví dụ: Trưởng phòng Tổ chức - hành chính có:

Hệ số lương: 4,38

Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,3

Lương đợt I tháng 10/2006 của Trưởng phòng Tổ Chức – Hành Chính LTG = (4,38 * 450.0000) + (0,3 * 450.000) = 2.106.000 đồng

+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Phó các phòng ban tại Văn phòng công ty, Phó giám đốc khối Nhà Hàng – Khách Sạn, Phó giám đốc các khu Du Lịch.

Ví dụ: Phó phòng Tổ chức- hành chính có: Hệ số lương: 3,48

Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,2

Lương đợt I tháng 10/2006 của Phó phòng Tổ Chức – Hành Chính LTG = (3,48 * 450.000) + (0,2 * 450.000) = 1.656.000 đồng

- Phụ cấp trách nhiệm : dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, ở Công ty có hai mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà Nước để khuyến khích họ có

trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ ở cơ sở của mình.

+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Thủ quỹ tại Văn phòng công ty, Tổ Trưởng tổ

Kỹ Thuật của các nhà máy chế biến, của Khối Nhà Hàng – Khách Sạn, của các Khu Du

Lịch.

+ Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho các tổ trưởng bộ phận kinh doanh của các đơn vị

- Phụ cấp độc hại: là chính sách của Công ty quan tâm đến sức khỏe của người lao động làm việc trong những môi trường độc hại. Tùy theo mức độ độc hại mà Công ty trợ cấp thêm cho người lao động. Ở Công Ty có hai mức phụ cấpđộc hại.

+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho toàn bộ nhân viên làm việc ở mãng Thương Mại

chủ yếu ở các Xí Nghiệp chế biến và nhân viên bộ phận bếp của các nhà hàng như bếp trưởng và phụ bếp vì môi trường làm việc ở đây mức độ độc hại cao.

+ Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho nhân viên ở một số bộ phận như: bộ phận buồng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ phận bàn…

-Phụ cấp làm thêm: là chế độ phụ cấp trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm công việc của Công ty ngoài giờ quy định.Ở Công ty tiền lương làm thêm được quy

định sẵn tính chung cho toàn Công ty như sau :

+ Làm thêm vào ngày thường hưởng 24.000 đồng /ngày + Làm thêm vào ngày chủ nhật hưởng 2 x 24.000 đồng /ngày. + Làm thêm vào ngày lễ hưởng 3 x 24.000 đồng /ngày.

-Phụ cấp làm đêm: là khoản phụ cấp Công ty trả thêm cho người lao động khi họ

làm thêm công việc vào ban đêm.

Cũng giống như tiền lương làm thêm, ở Công ty tiền lương làm đêm cũng được quy

định trước. Tuy nhiên việc làm đêm ở Công ty mang tính chất trực là chủ yếu, như sau :

+ Làm đêm ở mãng Du Lịch thì 5.000 đồng /đêm. + Làm đêm ở mãng Thương mại thì 8.000 đồng /đêm.

Đợt 2: Từ ngày 15 đến ngày 20 mỗi tháng, công ty trả lương cho nhân viên theo sản phẩm còn gọi là lương kế hoạch. Đợt hai dựa vào doanh số, lợi nhuận thực tế của đơn vị đạt được tỷ lệ phần trăm so với kế hoạch được giao. Cách thanh toán lương đợt 2 này áp

dụng cho toàn bộ nhân viên trong biên chếở Công ty.

Cách tính lương ở đợt II như sau:

ĐGTL = Tổng lương kế hoạch/ Tổng ngày công theo hệ số

Lương kế hoạch = Tổng ngày công theo hệ số * ĐGTL +Phụ cấp (nếu có)

= Hệ số trách nhiệm * Hệ số thi đua * Ngày công * ĐGTL +Phụ cấp

Đồng thời ở Công ty còn có các khoản phụ cấp để phụ cấp thêm của Công ty đối với các cán bộ quản lý cấp cao trong Công ty theo trách nhiệm công việc họ đảm nhận.

Có ba khoản phụ cấp ứng với số tiền cụ thể như sau:

+ Phụ cấp 600.000 đồng: dành cho Giám Đốc Công ty.

+ Phụ cấp 400.000 đồng: dành cho các Phó Giám Đốc Công ty, các Trưởng phòng,

các Giám Đốc đơn vị trực thuộc.

+ Phụ cấp 200.000 đồng: dành cho các Phó phòng, các Phó Giám Đốc đơn vị trực thuộc.

- Hệ số trách nhiệm: dựa theo chức danh công việc được giao, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số này do Công ty quy địnhnhư sau:

- Giám đốc Công ty có hệ số cao nhất là 6,0

- Phó Giám Đốc Công ty và Kế toán trưởng Văn phòng công ty có cùng hệ số là 4,0

- Trưởng các phòng ban ở Văn phòng công ty và Giám Đốc các đơn vị trực thuộc là 3,5.

- Phó các phòng ban ởVăn phòng công ty là 3,0.

- Phó Giám Đốc và các Tổ trưởng kế toán các đơn vị là 2,5.

Các hệ số trên được quy định chung cho bộ phận quản lý toàn Công ty. Còn các nhân viên còn lại thì sẽ do bộ phận quản lý ở các phòng và đơn vị trực thuộc tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh doanh, quỹ lương của đơn vị sẽ phân bổ hệ số như:

- Tổ trưởng các bộ phận như tổ vé, tổ thị trường, tổ phục vụ bàn, tổhướng dẫn du

lịch, tổ kiểm phẩm thì hệ số sẽ dao động từ 1,6 đến 1,8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các tổ viên, nhân viên không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ dao động từ 1,1 đến 1,5.

Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có được hệ số này ngày

càng cao hơn.

- Hệ số thi đua: vào cuối tháng đơn vị họp và bình xét thi đua cho từng cá nhân (dựa

vào các tiêu chuẩn đã đưa ra) theo thang điểm:

- Người lao động đạt từ 46 – 50 điểm đạt loại A ( hệ số thi đua là 1,0) - Người lao động đạt từ 41 – 45 điểm đạt loại B ( hệ số thi đua là 0,8) - Người lao động đạt dưới 40 điểm đạt loại C ( hệ số thi đua là 0,5)

- Ngày công: dựa vào ngày công thực tế của người lao động để tính Ví dụ: Tiền lương đợt II tháng 10/2006 của Kế toán trưởng gồm

Hệ số trách nhiệm: 4 Hệ số thi đua: 1 Số ngày công: 26

Đơn giá tiền lương: 34.720 đồng

Tiền lương đợt II: (4 * 1 * 26) * 34.720 + 400.000 = 4.010.880 đồng Vậy tổng tiền lương tháng 10/2006 của kế toán trưởng là:

Tiền lương đợt I + Tiền lương đợt II = 1.944.000 + 4.010.880 = 5.954.880 đồng

Sở dĩ Công ty trả lương chia làm hai đợt, mỗi kỳ cách nhau không quá 15 ngày để người lao động kịp có tiền chi tiêu sinh hoạt, đồng thời trong trường hợp lạm phát quá cao

thì cũng tránh được sự mất giá cao của đồng tiền do kéo dài kỳ trả lương. Ngoài ra còn phòng ngừa việc Công ty chiếm dụng lương của người lao động vào việc khác.

Công ty trả lương cho nhân viên bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên ở

Ngân hàng ngoại thương An Giang. Việc trả lương luôn được tiến hành kịp thời, đúng hạn. Ngoài ra, ở công ty việc nâng lương được thực hiện 3 năm một lần.

Biểu đồ 4.1. Mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc

Ảnh hưởng 35%

Rất ảnh hưởng 65%

Từ biểu đồ 4.1 cho thấy, không nhân viên nào đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc của họ, 100% nhân viên đều cho rằng tiền lương là yếu tố

chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ, trong đó có đến 65% nhân viên đánh giá

đây là yếu tố rất ảnh hưởng.

Tất cả các nhân viên đều cho rằng chính sách tiền lương ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ với lý do tiền lương - ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản đảm bảo cuộc sống

của nhân viên nó còn thể hiện giá trị công việc và giá trị con người. Chính sách tiền lương

hợp lý và hấp dẫn sẽ khiến nhân viên làm việc nhiệt tình và mang lại lợi nhuận tối đa cho

công ty.

Rất ảnh hưởng 65%

Ảnh hưởng 35%

Biểu đồ 4.2. Mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách tiền lương

Rất hài lòng 20%

Bình thường 20% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hài lòng 60%

Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách tiền lương của công ty: 80% nhân viên hài lòng và có 20% nhân viên đánh giá bình thường. Các nhân viên hài lòng họ cho rằng chính sách tiền lương của công ty là rõ ràng, hợp lý đáp ứng được nhu cầu

của họ.

Tóm lại, mặc dù việc tính lương tại công ty còn chịu ảnh hưởng một phần bởi lương Nghị định do trước đây là công ty nhà nước. Song bên cạnh đó việc công ty kết hợp với trả lương cho nhân viên theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất tích cực trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Thông qua việc nhân viên hài lòng với mức

lương hiện tại của mình cho thấy công ty đã thỏa mãn được nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn cho nhân viên.

4.1.2. Chính sách khen thưởng

Vào mỗi cuối năm Ban lãnh đạo Công ty họp lại để tiến hành xét khen thưởng bình chọn các đơn vị, cá nhân theo các tiêu chuẩn khen thưởng mà Công ty quy định như

khen thưởng việc ứng dụng khoa học cải tiến Công nghệ cho Công ty, khen thưởng việc đóng góp tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty, khen gương người tốt việc tốt, khen thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua, như:

+ Nhân viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua: thưởng 400.000 đồng. + Lao động tiên tiến: thưởng 200.000 đồng.

+ Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ: chỉ khen chứ không thưởng tiền.

Với các hình thức khen thưởng trên, Công ty đã thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình, hăng say để đạt kết quả tốt, khuyến khích nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh những

quy định, nội quy của công ty. Rất hài lòng 20% Bình thường 20% Hài lòng 60%

Bên cạnh đó, tháng lương thứ 13 cũng được Công ty thưởng định kỳ cho tất cả nhân viên vào dịp cuối năm.

Riêng đối với những nhân viên có sở hữu cổ phiếu của Công ty thì hàng năm còn

được thưởng thêm 15% cổ tức căn cứ vào mức lợi nhuận công ty đạt được.

Ngoài ra Công ty cũng có những phần thưởng đột xuất dành cho những nhân viên đặc

biệt và trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ cho nhân viên đạt được thành tích thật cao,

cho những chuyên viên khi tham gia vào các dự án của công ty, cho việc soạn thảo những

kế hoạch mới hay sau khi hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo.

Do tính chất ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty là theo mùa như mùa thu hoạch lúa (đối với mãng Thương mại) và mùa Vía Bà, các dịp lễ (đối với mãng Du Lịch), trong những tháng vào mùa vụ nhân viên phải làm việc rất tích cực. Do đó vào những

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN pdf (Trang 30 - 64)