Dẫn tinh cho bò cá

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và truyền giống - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 47 - 52)

c. Dẫn tinh cho trâu cái

+ Đặc điểm chu kỳ động dục của trâu cái

Chu kỳ động dục của trâu cái trung bình 24 ngày, dao động từ 21-30 ngày. Thời gian động dục trung bình là 29 giờ, dao động từ 12-72 giờ. Thời gian rụng trứng vào 20-22 giờ sau khi bắt đầu động dục, dao động từ 18 - 48 giờ. Các đặc điểm trên phụ thuộc vào giống, cá thể, vùng sinh thái, điều kiện chăm sóc, ni dưỡng....

+ Triệu chứng động dục và cách phát hiện trâu cái động dục

Khi động dục, tất cả trâu cái đều có hiện tượng bài tiết niêm dịch ở đường sinh dục. Tính chất vật lý, màu sắc niêm dịch diễn biến theo các giai đoạn động dục: Trước khi chịu đực niêm dịch lỏng, nhiều, trong suốt, dễ đứt (nếu lúc này khám qua trực tràng sẽ cảm nhận được miệng lỗ tử cung hé mở, buồng trứng có nang trứng phát triển); Trong giai đoạn chịu đực, niêm dịch đặc, màu nửa trong nửa đục, dính và kẻo sợi được Lúc này miệng lỗ cổ tử cung mở rộng, nang trứng nhô căng; Giai đoạn sau chịu đực, niêm dịch màu đục bã đậu, dễ đứt, miệng tử cung hẹp dần, buồng trứng có vết trứng rụng.

+ Kỹ thuật dẫn tinh cho trâu cái

Kỹ thuật dẫn tinh cho trâu cái được áp dụng tương tự như ở bò.

d. Dẫn tinh cho ngựa

+ Đặc điểm chu kỳ động dục của ngựa cái

Chu kỳ động dục của ngựa cái khá biến động, trung bình 21 ngày (đối với ngựa cái có thời gian động dục 5-6 ngày) và 26 ngày (đối với ngựa cái có thời gian động dục 10 ngày). Vì vậy, thời gian động dục của ngựa cái cũng khá biến động, dao động từ 5- 10 ngày. Thời gian chịu đực trung bình 4-8 ngày. Thời gian rụng trứng 1-2 ngày trước khi kết thúc chịu đực.

+ Biểu hiện động dục

Biểu hiện động dục ở ngựa cái thường khó nhận thấy. Hiện tượng tăng sinh ở bộ phận sinh dục bên ngồi (âm hộ) thường khơng rõ rệt, niêm dịch chảy ra từ âm hộ không nhiều. Khi sờ vào âm hộ hoặc cho đến gần ngựa đực, âm hộ ngựa cái mấp máy, đồng thời đuôi nâng lên, âm vật nhô ra một chút, nước tiểu và niêm dịch chảy ra. Để nhận rõ biểu hiện động dục của ngựa cái người ta thường dùng đực thí tình. Nếu ngựa cái động dục thì nó đứng yên hoặc đi xung quanh ngựa đực. Trong trường hợp ngược lại, ngựa cái quay đi, đá chân và hí.

Vào thời gian đầu động dục, buồng trứng ngựa cái có một số nang trứng phát triển ở một hoặc cả hai buồng trứng, có đường kính 1- 3 chỉ nằm ở hai đầu hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ có 1-2 trứng phát triển đầy đủ và chín. Khi chín, đường kính của trứng từ 4-7 cái. Gần tới lúc thải trứng, thành noãn bao căng lên, sờ thấy buồng trứng mịn màng.

+ Kỹ thuật dẫn tinh

Dụng cụ dẫn tinh: gồm xi lanh (bơm tiêm) dung tích 100 ml, dẫn tinh quản bằng nhựa và 1 vòi cao su để nối xi lanh với dẫn tinh quản khi bơm tinh.

Liều phối: 40 - 80 ml tinh dịch pha loãng với tổng số tinh trùng tiến thẳng từ 1 5-3 tỷ/1ần phối.

Thao tác: + Cố định ngựa cái ở giá, buộc đuôi và 2 chân sau (hoặc cài then phía sau gióng).

+ Đưa một tay và dẫn tinh quản vào đường sinh dục ngựa cái, dùng ngón tay trỏ lái đầu dẫn tinh quản vào cổ tử cung, tiếp tục đẩy nhẹ dẫn tinh quản qua hết cổ tử cung (có cảm giác nhẹ và hẫng) thì dừng lại. Nối bơm tiêm và dẫn tinh -quản bằng ống cao su và từ từ bơm tinh vào.

e. Dẫn tinh cho dê, cừu

+ Đặc điểm sinh sản của dê cái

Bảng 5.4. Đặc điểm sinh lý sính sản của dê

Đặc trưngDê cỏDê Bách

ThảoDê lai

Tuổi động dục lần đầu (tháng) 4-6 5-7 4-7

Khối lượng cơ thể động dục lần đầu (kg) 11, 53 18,56 16,35

Tuổi phối giống lần đầu (tháng) 7-9 6-9 6-9

Khối lượng phối giống lẩn đầu (kg) 17,35 23,10 20,54

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 358-420 328-418 320-421

chu kỳ động dục (ngày) 1 6-26 18-24 1 6-26

Thời gian động dục (giờ) 1 6-36 18-24 1 6-42

Thời gian chửa (ngày) 1 42- 1

50 143-151 142-151

Số con đẻ ra/lứa (con) 1,6 2,0 1,8

Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày) 68 60 60

Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày) 255 218 220

+Đặc điểm sinh sản của cơ

Cừu cái thành thục về tính vào lúc 6-9 tháng tuổi. Chu kỳ động dục 16-17 ngày (dao động từ 14-19 ngày); Thời gian chịu đực từ 24-36 giờ sau khi xuất hiện động dục; Thời gian rụng trứng từ 24-30 giờ sau khi động dục (dao động 18-36 giờ); Thời gian mang thai từ 145- 151 ngày. Cừu cái nhiều tuổi, thời gian chửa thường dài hơn vài ngày so với cừu cái tơ.

+Kỹ thuật dẫn tinh cho dê, cừu

Cố định dê hoặc cừu cái ở giá cố định hoặc có người giữ bằng cách dùng 2 đùi kẹp cổ, hai tay nắm chặt ở khoeo gia súc

Dùng mỏ vịt đã được vô trùng và bôi trơn, từ từ đưa nghiêng mỏ vịt vào âm đạo đến gần cổ tử cung thì xoay ngang và nhẹ nhàng mở mỏ vịt. Khi nhìn rõ miệng cổ tử cung thì đưa dẫn tinh quản vào tới nấc 2-3 của cổ tử cung, từ từ bơm tinh.

f.Thụ tinh nhân tạo gà

+ Dụng cụ: Dụng cụ dẫn tinh cho gà thường dùng là xi lanh thủy tinh 2-5ml có lắp vịi dẫn tinh nhựa.

+ Kỹ thuật dẫn tinh:Nếu là gà mái ni trên tổng tầng thì chỉ cần một người thao tác dẫn tinh. Thơng thường khi có người đến dẫn tinh, gà mái thường hay nằm xẹp xuống và sẵn sàng cho dẫn tinh. Người dẫn tinh dùng tay trái vuốt ngược lơng đi gà mái lên phía trên, lúc này phần bên trong lỗ huyệt gà mái lồi ra. Trong trường hợp lỗ huyệt không lồi ra, người ta có thể bóp nhẹ hai mép lỗ huyệt cho phần bên trong lỗ huyệt gà mái lồi ra, người dẫn tinh chỉ việc cho dẫn tinh quản vào phần ổ nhớp nằm lệch bên trái lỗ huyệt rồi bơm tinh vào. Liều dẫn từ 0,01 - 0,02 ml tinh dịch nguyên hoặc 0,1 - 0,3 ml tinh dịch đã pha loãng. Tổng số tinh trùng cần thiết cho một liều dẫn ở gà từ 120-150 triệu tinh trùng. Khoảng cách dẫn tinh thích hợp cho gà mái là 3, 4 ngày/lần.Thời điểm dẫn tinh thuận lợi nhất là vào buổi chiều (16 - 18 h) khi gà mái đã đẻ hết trứng. Để có tỷ lệ phơi cao chỉ nên thu trứng để ấp vào ngày thứ ba kể từ sau khi dẫn tinh.

Khi áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo một con trống có thể phụ trách từ 35-45 con mái. Một người có thể dẫn tinh cho 50-70 gà mái tết trong vòng một giờ.

g. Thụ tinh nhân tạo ngỗng

+ Dụng cụdẫn tinh: Xi lanh 2ml có vịi dẫn l0-12cm. Vịi dẫn cần có đầu trịn nhẵn, đường kính 2- 4mm. Giá gỗ hoặc bàn con thấp, găng tay ngon mỏng, Vazơlin đã hấp khử trùng hỗn hợp với furazolidon 2%, cồn 75%

Hỗn hợp tinh dịch pha loãng đã được kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A) trước và sau khi dẫn tinh.

+Kỹ thuật dẫn tinh:

Dùng lưới chắn dồn ngỗng mái vào một góc. Người giúp việc bắt ngỗng nhẹ nhàng rồi để ngỗng nằm trên giá gỗ hoặc bàn con. Bàn tay phải của kỹ thuật viên phải sạch sẽ, sát trùng bằng cồn 75ovà đeo găng tay ngon mỏng, mềm sạch. Bơi trơn ngón tay trỏ của bàn tay phải bằng vazơlin và đưa ngón tay này vào lỗ huyệt ngỗng cái dị tìm ống dẫn trứng (ống dẫn trứng nằm phía bên trái vào sâu trong lỗ huyệt 1 - 2 cm).

Khi ngón tay trỏ đã nằm bên trong ống dẫn t ứng ở độ sâu 3 - 4 chỉ qua đoạn eo thắt thì bàn tay trái đưa dẫn tinh quản dọc theo ngón tay đã nằm trong ống dẫn trứng. Khi dẫn tinh quản ở độ sâu 4 - 5 cm thì rút ngón tay ra một chút (khoảng 1 cho rồi bơm 0,4 - 0,6 ml tinh dịch đã pha lỗng. Chú ý rút ngón tay chếch lên phía trên lỗ huyệt 30 – 350để tinh dịch khơng chảy ra ngồi. Rút ngón tay trỏ ra trước và rút dẫn tinh quản ra sau. Dùng ngón tay cái và ngón út bóp nhẹ lỗ huyệt, đồng thời nâng dẫn tinh quản lên trong khoảng thời gian từ 3-5 giây.

Trong trường hợp có mặt của trứng trong ống dẫn trắng thì lách dẫn tinh quản vào bên cạnh quả trứng rồi bơm tinh. Chú ý không nên lách dẫn tinh quản qua quả trứng để tránh xây xát và dập vỡ trứng. Thao tác dẫn tinh cần nhẹ nhàng, nhanh để tránh sự co bóp của ống dẫn trứng và sự sợ hãi của con vật.

Câu hỏi và bài tập

2. Trình bày kỹ thuật khai thác tinh dịch lợn? 3. Trình bày kỹ thuật khai thác tinh dịch trâu bị?

4. Nêu mục đích và các nội dung kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch? 5. Có mấy phương pháp bảo tồn tinh dịch? Trình bày các phương pháp đó? 6. Trình bày kỹ thuật vận chuyển tinh dịch? Khi vận chuyển tinh dịch cần chú ý những vấn đề gì?

7. Trình bày kỹ thuật dẫn tinh cho lợn? 8. Trình bày kỹ thuật dẫn tinh cho trâu, bị? 9. Trình bày kỹ thuật dẫn tinh cho gà?

Phần thực hành

Bài 7. Khai thác tinh dịch lợn. Bài 8. Khai thác tinh dịch trâu, bị

Bài 9: Kiểm tra chất lượng tinh trùng thơng qua 1 vài chỉ tiêu. Bài 10. Pha chế tinh dịch lợn

Bài 11. Dẫn tinh cho lợn Móng Cái

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các nội dung chính của bài học (kỹ thuật khai thác tinh dịch, pha chế tinh dịch, dẫn tinh cho một số loài gia súc gia cầm)

Ghi nhớ

Cách khai thác, pha chế, bảo tồn và vận chuyển tinh dịch Kỹ thuật dẫn tinh cho từng lồi vật ni..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kiều Minh Lực, Di truyền giống động vật,Viện KHKT Nơng nghiệp Miền Nam, 1999.

2. Nguyễn Minh Thơng, Giáo trình chọn giống gia súc, Trường đại học Cần Thơ,

2000.

3. Nguyễn Văn Thiện, Di truyền học số lượng và ứng dụng trong chăn nuôi, NXB

NN Hà Nội, 1995.

4. Nguyễn Vĩ Nhân, Giáo trình giống và kỹ thuật truyền giống, Tủ sách Trường

CĐNN –NB, 1998.

5. Trần Văn Chính, Chọn giống và nhân giống gia súc gia cầm, Tủ sách trường đại

học Nông Lâm, 1998.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và truyền giống - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)