Sự biến đổi thuốc trong cơ thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 28 - 31)

- Tiêm tĩnh mạch: là đường đưa thuốc vào cơ thể nhanh nhất, liều lượng trong

1.5.1. Sự biến đổi thuốc trong cơ thể

Biến đổi bởi dịch tiêu hóa: Thuốc được đưa bằng đường uống, 1 số thuốc bị biến đổi bởi dịch dạ dày hoặc dịch ruột, VD: Natri salycylat khi gặp HCl ở dịch dạ dày sẽ biến thành axit salicylie hoặc salomum vào đến ruột bị biến đổi thành phenol và axit salicylie.

Biến đổi bởi phản ứng oxy hóa- khử: phản ứng oxy hóa khử làm thuốc bị

biến đổi, đơi khi làm tăng tác dụng của thuốc, cũng có khi làm mất tác dụng sinh lý của thuốc. VD: Phenacetine biến đổi bởi phản ứng oxy hóa khử cho ra para acetamini phenol có hoạt tính mạnh hơn.

Biến đổi bởi phản ứng thủy phân: Aspirin bị thủy phân ở trong máu bởi 1

esteraza.

Biến đổi bởi phản ứng axetyl hóa: Q trình này xảy ra với các Sulfamid

và xảy ra tại gan. Các sản phẩm đã bị axetyl hóa khơng cịn tác dụng kháng khuẩn và bị kết tinh lại ở môi trường pH là axit.

Biến đổi bởi phản ứng Metyl hóa: Noradrenalin bị metyl hóa trở thành

Adrenalin có tác dụng giãn khí phế quản nhiều hơn.

Bị phân hóa mất tác dụng: Urotropin trong mơi trường toan tính phân hóa

thành focmol và ammoniac (NH3)

Sự thải trừ thuốc trong cơ thể

Qua đường tiết niệu: Đây là con đương thải trừ chính. Các thuốc thải trừ qua thận là những thuốc tan trong nước: Aspirin, Streptomycin…

-Qua đường tiêu hóa: Thải trừ các thuốc khó tan và khó hấp thu: các muối kim loại, Sulfaguanidin…

-Qua đường hô hấp: Là đường thải trừ các loại thuốc có tính chất bay hơi như rượu, long não. Các loại thuốc có tích chất bay hơi: eter, chloroforme

-Qua đường da: thải trừ qua lỗ chân lông và tuyến mồ hơi. Thải trừ chủ yếu các thuốc có chứa Asen, các muối kim loại nặng.

-Qua tuyến sữa và tuyến nước mắt: Tuyến sữa thải trừ rượu, thuốc có iod. Tuyến nước mắt: thuốc có iod.

-Đường mật: Các thuốc bài tiết qua đường mật và từ mật chúng thải trừ theo phân: ampicillin, tetracyllin…

Nghiên cứu sự biến đối thải trừ thuốc trong cơ thể được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh và giải độc.

Ý nghĩa trong điều trị bệnh: Sử dụng Sulfamid nên cho vật nuôi uống nhiều

nước, nên uống kèm Na2CO3 để giảm hiện tượng axetyl hóa. Cho mẹ uống thuốc để điều trị bệnh cho con khi cịn bú. Tận dụng những biến đối có lợi, tránh những biến đối có hại.

Ý nghĩa trong giải độc

-Khi ngộ độc các thuốc mê có tính bay hơi. Ngồi việc dụng các thuốc kích thích thần kinh để giải độc, cịn phải kích thích cho gia súc thở nhiều để tăng cường sự thải trừ thuốc.

-Ngộ độc các thuốc thải trừ qua thận, ngoài việc dung tương kỵ với thuốc cần cho gia súc uống nhiều nước và thuốc lợi tiểu. Ngộ độc kim loại nặng dùng phương pháp xông hoặc dùng các thuốc tăng cường tiết mồ hôi để thuốc thải trừ được nhanh chóng.

Trúng độc các thuốc thải trừ qua đường tiêu hóa cho gia súc uống thuốc tẩy hoặc thuốc gây nôn đồng thời phải thụt rửa dạ dày và ruột để tống các chất độc đó ra khỏi đường tiêu hóa. Khi các thuốc và chất độc thải trừ chậm ra khỏi máu và tổ chức ta nên tiêm dung dịch đường gluco 30% để tăng cường sự oxy hóa mơ bào, kích thích cho tế bào hoạt động mạnh để giải độc.

Câu hỏi và bài tập

1. Nêu các tác dụng của thuốc đối với cơ thể, mỗi tác dụng lấy 1 ví dụ minh họa?

2. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc? 3. Trình bày các phương pháp đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi? 4. Nêu sự biến đổi và thải trừ thuốc trên cơ thể vật nuôi?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về một trong các tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi.

Ghi nhớ

Chương 2. THUỐC KHÁNG SINH VÀ SULFAMID Mã chương: C02

Giới thiệu

Thuốc kháng sinh và Sulfamid là những loại thuố hay được dùng để phịng và trị bệnh cho vật ni. Xác định được tính chất, tác dụng dược lý và ưn gs dụng vào thực tế điều trị đối với từng bệnh của vật ni góp phần nâng cao hiệu quả điều trị giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Mục tiêu:

- Xác định được các loại thuốc kháng sinh thường dùng cho vật nuôi. - Xác định được liều lượng và đường đưa thuốc phù hợp.

- Cẩn thận và an toàn cho người và vật ni.

Nội dung chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)