Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Bài giảng : Nội dung giao dịch đảm báo ppt (Trang 30 - 31)

II. Quy định cụ thể

d. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

- Trách nhiệm và thủ tục thông báo việc xử lý TSBĐ được áp dụng chỉ đối với trường hợp

một TSBĐ thực hiện nhiều nghĩa vụ. Vì vậy, để bảo đám thực hiện đúng quy định của

pháp luật, tránh những rủi ro do vi phạm nghĩa vụ thông báo, người xử lý tài sản cần phải

tra cứu thông tin tại cơ quan đăng ký GDBĐ để biết được những người cùng nhận bảo đảm.

- Trường hợp những bên nhận bảo đảm không đăng ký GDBĐ hoặc đã đăng ký nhưng thay đổi địa chỉ nhưng không cập nhật thông tin thì người xử lý TSBĐ không phải chịu trách

nhiệm thông báo.

- Các phương thức thực hiện thông báo : Người xử lý TSBĐ có quyền lựa chọn một trong hai phương thức :

+ Thông báo bằng văn bản trực tiếp cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký GDBĐ; hoặc

+ Thực hiện đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý TSBĐ để cơ quan đăng ký thông báo tới các bên có liên quan.

- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ thông báo : Việc thông báo phải được thực hiện trước khi

tiến hành xử lý TSBĐ. Riêng đối với các TSBĐ có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút

giá trị, TSBĐ là quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có thể thông báo đồng thời với việc xử lý tái sản đó (không bắt buộc phải thông báo trước).

- Trách nhiệm của người xử lý tài sản trong trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

thông báo : Nếu gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong GDBĐ đã được đăng

ký thì phải bồi thường thiết hại.

Một phần của tài liệu Bài giảng : Nội dung giao dịch đảm báo ppt (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)