Khi có khách hàng tới gửi tiền, hệ thống sẽ hoạt động như sau: 1. Nhận yêu cầu gửi tiền vào tài khoản X nào đó.
2. Tìm kiếm dữ liệu tài khoản có được lưu tại máy chủ kết nối với chi nhánh đó không.
3. Nếu có lưu thì cập nhật thông tin về số dư tài khoản của khách hàng và thông báo nếu đã cập nhật thành công.
4. Nếu dữ liệu trên máy chủ đó không có thì yêu cầu đó sẽ được gửi tới hai máy chủ còn lại. Tìm được máy chủ chưa thông tin tài khoản đó thì việc cập nhật sẽ được thực hiện. Thông báo trả lại cho máy chủ ban đầu và máy chủ này sẽ chuyển tiếp thông báo cho máy con tại chi nhánh mà đã gửi yêu cầu chuyển tiền lúc đầu.
Tương tự như vậy cho giao dịch khách hàng lúc rút tiền. Việc gửi và rút tiền chỉ khác nhau là một giao dịch là thêm tiền vào tài khoản khách hàng còn rút tiền là trừ bớt.
Một ví dụ cụ thể, một người đến gửi tiền tại chi nhánh ở miền bắc và thông tin tài khoản của họ được lưu tại máy chủ miền bắc thì hệ thống sẽ hoạt động như hình 3.2.
Với trường hợp khách hàng gửi tiền tại miền bắc nhưng thông tin tài khoản lại lưu tại máy chủ miền nam thì hệ thống sẽ hoạt động như hình 3.3
Hình 3.3: khách hàng gửi tiền tại miền bắc nhưng thông tin tài khoản lại lưu tại máy chủ miền nam
Tóm lại, hệ phân tán có nhiều ứng dụng trên thực tế. Nó giải quyết một số vấn đề về tính kinh tế, tốc độ hệ thống. Chương này đã nêu cụ thể kiến trúc của một hệ phân tán trong ngân hàng và cơ chế hoạt động của hệ thống đó.
KẾT LUẬN
Vai trò của hệ phân tán đối với sự phát triển của máy tính là không thể bàn cãi, đặc biệt khi quy mô các hệ thống máy tính ngày càng lớn như hiện nay. Các đặc tính của hệ phân tán giúp nó có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh các đặc tính thuận lợi của hệ phân tán, tồn tại rất nhiều vấn đề trong việc xây dựng hệ thống để đảm bảo cá tính chất tốt đó của hệ. Do đó việc nghiên cứu hệ phân tán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mạng máy tính.
Trong số các đặc tính của hệ phân tán, tính trong suốt là đặc tính quan trọng, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả hệ phân tán đồng thời đảm bảo tính tiện dụng cho ngườidùng. Việc nghiên cứu tính trong suốt tạo điều kiện để phát triển và
nâng cao hiệu năng của hệ thống, đồng thời vẫn đảm bảo hệ phân tán là hệ thống phục vụ người dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Colin J. Fidge (February 1988). "Timestamps in Message-Passing Systems That Preserve the Partial Ordering". In K. Raymond (Ed.). Proc. of the 11th Australian Computer Science Conference (ACSC'88). pp. 56–66. Retrieved 2009- 02-13.
[2].Mattern, F. (October 1988), "Virtual Time and Global States of Distributed Systems", in Cosnard, M., Proc. Workshop on Parallel and Distributed Algorithms, Chateau de Bonas, France: Elsevier, pp. 215–226.
[3].lmeida, Paulo; Baquero, Carlos; Fonte, Victor (2008), "Interval Tree Clocks: A Logical Clock for Dynamic Systems", in Baker, Theodore P.; Bui, Alain; Tixeuil, Sébastien, Principles of Distributed Systems, Lecture Notes in Computer Science, 5401, Springer-Verlag, Lecture Notes in Computer Science, pp. 259–274
[4]. Torres-Rojas, Francisco; Ahamad, Mustaque (1999), "Plausible clocks: constant size logical clocks for distributed systems", Distributed Computing (Springer Verlag) 12 (4): 179–195.
[5]. S. Mullender ed., "Distributed Systems", 2nd ed., Addison-Wesley, 1993 [6]. Jie Wu, "Distributed Systems Design", Addison-Wesley, 2008
[7]. G. Coulouris, J. Dollimore, T. Kinberg, "Distributed systems : Conceptand Design“, Australia. IASTED, ACTA Press.