Các tính chất của chân lý

Một phần của tài liệu BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (Trang 27 - 29)

Chân lý có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Tính khách quan hay chân lý khách quan. Công nhận chân lý khách quan nghĩa là công nhận rằng nội dung tri thức của chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người chỉ phụ thuộc vào thế giới khách quan. Ví dụ, nội dung chân lý "trái đất quay xung quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó" khơng phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay khơng.

Tính cụ thể của chân lý hay chân lý cụ thể. Chân lý đạt được trong quá trình nhận thức bao giờ cũng phản ánh sự vật, hiện t - ượng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Do đó, khơng có chân lý chung chung, trừu tượng. Tính chất này của chân lý là cơ sở quan trọng cho quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý hay chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Chân lý tuyệt đối là chân lý mà nội đung của nó phản ánh đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về hiện thực khách quan. Chân lý tương đối là chân lý mà nội dung của nó phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa toàn diện, mới phản ánh đúng một mặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng, sẽ được nhận thức của con người bổ sung, hồn thiện. Tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý quan hệ biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số chân lý tương đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của chân lý tuyệt đối.

Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, nhận thức của con người là toàn năng tuyệt đối, nếu xem xét nhận thức như một q trình phát triển vơ tận của các thế hệ người. Nhận thức của con người cũng là khơng tồn năng, là tương đối nếu xem xét nhận thức chỉ giới hạn ở từng người, từng thế hệ người cụ thể. Chân lý tuyệt đối và chân lý tư- ơng đối đều là sự thể hiện quá trình nhận thức chân lý khách quan của con người.

Các tính chất trên của chân lý quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thiếu một trong các tính chất đó thì những tri thức đạt được trong q trình nhận thức khơng có giá trị đối với con người.

2.5.3.3.Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành cơng và có hiệu quả khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành cơng và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt dộng thực tiễn dể phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt dộng kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt dộng đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)