Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu MARKETING CĂN BẢN - MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CHỨC NĂNG MARKETING - TS. NGUYỄN THƯỢNG THÁI - 1 doc (Trang 29 - 30)

Phương pháp thực nghiệm (Experimental Method) nhằm tạo ra điều kiện nhân tạo để xác định kết quả khi ta thay đổi một biến số nào đó trong khi giữ nguyên các biến số khác, tức là khám phá ra mối liên hệ nhân quả của hai biến số nào đó hoặc kiểm chứng các giả thiết đặt ra. Chẳng hạn, khi ta thay đổi giá (tăng, giảm) và muốn biết ảnh hưởng của quyết định đó đến sức mua của khách hàng. Hoặc khi ta muốn thử nghiệm một sản phẩm mới, một cách đóng gói, bao bì mới, một quảng cáo mới để xác định phản ứng của khách hàng. Phương pháp thực nghiệm phù hợp với loại nghiên cứu nhân quả, tức là nghiên cứu tác động của một biến số nào đó đến một biến số khác, ví dụ sự thay đổi về giá, hay sự thay đổi về bao bì ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của khách hàng. Sau đây là tóm tắt một số mục tiêu của phương pháp thực nghiệm

• Khám phá mối liên hệ nhân quả giữa 2 đại lượng • Kiểm chứng một giả thiết nào đó

• Thử nghiệm sản phẩm mới

• Thử nghiệm các chiến lược Marketing mới (bao bì mới, giá mới, quảng cáo mới…). Kết quả thực nghiệm được quan sát, hay người tham gia được phỏng vấn để người nghiên cứu biết được phản ứng của họ, và dữ liệu được ghi chép cẩn thận để phân tích.

Nhược điểm của phương pháp thực nghiệm là chi phí cao, đồng thời khó kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố ngoại lai.

2.2.5. Phương pháp chọn đối tượng điều tra

Trong phương pháp nghiên cứu hiện trường, chúng ta phải quyết định lựa chọn đối tượng cần điều tra như thế nào? Chúng ta có thểđiều tra toàn bộđối tượng cần quan tâm, hoặc điều tra một mẫu được chọn ra từ đó, tức là một bộ phận nào đó trong số các đối tượng khách hàng mà chúng ta quan tâm. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai cách điều tra này.

Một phần của tài liệu MARKETING CĂN BẢN - MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CHỨC NĂNG MARKETING - TS. NGUYỄN THƯỢNG THÁI - 1 doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)