8 Hỗn hợp bê tông
9.6 Điều chỉnh chế độ nhiệt khi đóng rắn
9.6.1 Điều chỉnh chế độ nhiệt trong bê tơng thủy cơng tồn khối đang đóng rắn là cần thiết để hạn chế
nứt nhiệt.
9.6.2Điều chỉnh chế độ nhiệt đóng rắn là cần thiết khi thi cơng bê tơng khối lớn (thể tích khối đổ lớn
hơn 1000 m3, mơ đun mặt hở nhỏ hơn 2) với tốc độ đổ bê tông lớn hơn 40 m3/h.
9.6.3Các giải pháp kỹ thuật và cơng nghệ có thể áp dụng để điều chỉnh chế độ nhiệt đóng rắn và giảm
thiểu nứt kết cấu bê tông và bê tông cốt thép do nhiệt:
- Sử dụng hỗn hợp bê tông với nhiệt độ thấp nhất có thể;
- Sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp với cường độ tuổi 3 ngày không vượt quá 16 MPa; - Sử dụng cốt liệu lớn với kích thước hạt danh nghĩa lớn nhất có thể;
- Sử dụng thành phần bê tông với lượng xi măng thấp kết hợp với phụ gia khống hoạt tính; - Lắp dựng hệ thống ống và bơm nước làm mát khối đổ bê tông.
9.6.4Các giải pháp công nghệ và kỹ thuật khi sử dụng cần lưu ý:
- Tốc độ làm nguội bê tông kết cấu không quá 5 oC/h sau khi đạt nhiệt độ lớn nhất.
- Chênh lệch nhiệt độ "bề mặt kết cấu-nhiệt độ khơng khí" khơng quá 20 oC tại thời điểm dừng các giải pháp cơng nghệ điều chỉnh chế độ nhiệt đóng rắn.
9.6.5 Khi có u cầu kiểm sốt chế độ nhiệt độ trong khối đổ cần lắp đặt thiết bị và thực hiện quan trắc
nhiệt độ.
Sơ đồ và vị trí lắp đặt đầu đo trong khối đổ phải đảm bảo đủ để đánh giá được chế độ nhiệt tại tâm, biên, đáy và bề mặt trong toàn bộ thời gian kể từ khi bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông cho tới khi đổ chồng hoặc đổ chèn khối tiếp theo liền kề. Qui trình đo và báo cáo kết quả cần được qui định trong đề cương quan trắc hoặc trong biện pháp thi công khối đổ.