Trong kinh nghiệm của những người truyền giáo ở TTHLTG, họ nhận được chỉ dẫn về việc giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Nhiều tháng sau khi Cơn Bão Haiyan giáng xuống Philippines vào tháng 11 năm 2013, phá hủy gần 1 triệu 200 ngàn căn nhà và làm tử vong hơn 6.200 người, Giáo Hội tiếp tục cứu trợ, chuyển từ những nỗ lực phòng chống thiên tai đến việc cứu trợ dài hạn. Một nỗ lực đặc biệt thành cơng bao gồm các tình nguyện viên là những người đã học được cách xây cất nhà cho những người vẫn khơng có nơi nương náu.
Những người trong cộng đồng sau đây bị ảnh hưởng bởi cơn bão là một trong rất nhiều cộng đồng đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ họ nhận được từ Giáo Hội, mặc dù họ khơng phải là Các Thánh Hữu Ngày Sau:
• Một người phụ nữ đã tị nạn tại một giáo đường Mặc Mơn trong lúc bão và sau đó đã biết được rằng nhà của người ấy đã bị phá hủy khi mấy cây dừa bị đổ xuống đè lên căn nhà. Người ấy và gia đình mình khơng có phương tiện để sửa nhà, nhưng các tình nguyện viên đã giúp người ấy xây cất một căn nhà mới, và người ấy hiện đang giúp đỡ một gia đình khác để xây cất một căn nhà. Người ấy nói: “Tơi đã học cách làm việc chung với những người cũng hoạn nạn ở đây, để chúng tơi có thể phục hồi lại từ [cơn bão] với nhau.”
• Một người đàn ơng bị mất việc khi doanh nghiệp mà ông đã làm việc bị tàn phá và ông ấy hiện đang học cách xây cất nhà cho gia đình mình và những người khác. Ơng nói thêm rằng ơng rất biết ơn về các nỗ lực cứu trợ của Giáo Hội:
“Chúng tơi biết là mình cần phải giúp đỡ lẫn nhau để cơng việc có thể được hồn thành nhanh hơn.” Giám Trợ Chủ Tọa Gary E. Stevenson cho biết rằng, cùng với việc chăm sóc cho người nghèo túng, “chúng tơi cũng nhìn thấy ngun tắc tự lực trong hành động ngay bây giờ, và điều này đáng kinh ngạc.” Ơng nói: “Một trong những điều mà chúng ta đang cố gắng làm là cung cấp vật liệu trong khi [những người nhận] cung cấp sức lao động. Bất cứ ai đang nhận được một nơi nương náu thì cũng đang làm việc để xây cất nơi nương náu đó cho chính họ.”
Các vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương và những người đại diện tổ chức nhân đạo họp với những người lãnh đạo cộng đồng địa phương để huấn luyện và cấp chứng chỉ hành nghề cho những người đã học kỹ năng làm nghề mộc. Nguồn Quỹ Giáo Dục Luân Lưu đã được sử dụng để mang đến 20 người thợ mộc lành nghề nhằm phụ giúp cuộc huấn luyện, và 2.000 trong số 3.000 căn nhà được dự định đã được hoàn thành.
Các học viên địa phương cho thấy việc học tập của mình bằng cách xây cất 10 nơi nương náu để nhận được giấy chứng nhận của chính phủ và một thùng đồ nghề từ Giáo Hội, cho phép họ tìm kiếm việc làm tốt. Nhu cầu cấp bách về các công nhân xây cất nhiều đến nỗi Các Dịch Vụ Cứu
Trợ Công Giáo đã đồng ý tuyển dụng hàng trăm thợ mộc được đào tạo bởi Giáo Hội THNS.
Giám Trợ Stevenson cho biết rằng 500 tín hữu của Giáo Hội đã tham dự một buổi họp nơi mà các vị lãnh đạo Giáo Hội đã mô tả việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về việc làm, “và trong khi đang được mô tả về điều này thì họ đã bắt đầu vỗ tay và khóc, biết rằng họ có thể nhìn thấy một con đường . . . để lo liệu cho gia đình của họ.”
Giáo Hội cũng đã làm việc với một vài tổ chức từ thiện khác cũng như chính phủ Philippines trong một nỗ lực tiếp tục cung cấp thực phẩm, nước, đồ tiếp liệu y khoa, dụng cụ vệ sinh, máy phát điện, dụng cụ xây cất nơi nương náu, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ đánh cá, và hạt giống để trồng.
Giáo Hội đã biết được rằng cách hiệu quả nhất để đối phó với thiên tai là làm việc tại địa phương, mua đồ tiếp liệu cần thiết trong các quốc gia bị ảnh hưởng, càng gần nơi xảy ra thiên tai càng tốt. Điều này không những bảo đảm rằng các hàng hóa phù hợp với khu vực, mà cịn giúp xây dựng nền kinh tế địa phương suy yếu.
Các tín hữu trên tồn thế giới được khuyến khích nên cầu nguyện cho những người sống trong vùng thiên tai cách xa nơi họ sinh sống, và cân nhắc cách gia tăng những khoản đóng góp của lễ nhịn ăn của họ hoặc hiến tặng cho quỹ nhân đạo của Giáo Hội. ◼ Giáo Hội Áp Dụng Các Nguyên Tắc An Sinh trong Việc Khơi Phục ở Philippines
Các tình nguyện viên đang đóng đinh tấm gỗ vào khung của một ngôi nhà mới ở Tacloban, Philippines.
Trong hơn hai thập niên, Giáo Hội đã tham gia vào các dự án nước sạch tại hơn 100 quốc gia. Chỉ ở Châu Phi, các dự án này đã ban phước cho cuộc sống của hơn bốn triệu người bằng cách cung cấp giếng nước, trữ nước cùng hệ thống phân phối, và lọc nước.
Một dự án như vậy đã diễn ra trên Đảo Idugo, ngoài khơi bờ biển Mozambique. Hầu hết 15.000 người sống trên đảo làm việc tại các trang trại gia đình, đánh cá trong vùng nước xung quanh Ấn Độ Dương, hoặc làm việc tại các ao bốc hơi để thu thập muối từ nước biển. Hịn đảo này khơng có nước máy, điện, đường sá, hoặc xe cộ. Muốn đến đảo này phải bơi bằng thuyền độc mộc hoặc xuồng.
Trong nhiều thế kỷ, nguồn nước uống duy nhất trên đảo Idugo là từ những cái giếng nông được đào bằng tay. Những cái giếng này liên tục chứa đầy bùn và mảnh vụn. Những cái giếng này cung cấp nước bùn, rất khó lấy. Trong mùa mưa, nước trở nên ô nhiễm, gây bệnh dịch tả, tiêu chảy, và các bệnh khác.
Khi những người truyền giáo nhân đạo của Giáo Hội nghe nói về tình trạng trên đảo Idugo, họ họp với những người lãnh đạo cộng đồng ở đó. Họ cùng nhau lập ra một kế hoạch cho Các Dịch Vụ Nhân Đạo của Giáo Hội để cung cấp vật liệu, dung cụ và hướng dẫn để đào 10 cái giếng có lót xi măng với nắp đậy bằng thép, mỗi cái giếng có khả năng phục vụ 1.000 người. Những người truyền giáo sẽ cung cấp cuộc huấn luyện về vệ sinh và vệ sinh môi trường, và dân làng sẽ cung cấp công sức cần thiết để đào và bảo trì những cái giếng đó.
Từ một khu vực chuẩn bị trên đất liền, bốn chiếc xe tải chở sỏi, 300
bao xi măng, hai đống cát, thanh cốt thép, bê tông đúc thép theo toa đặt hàng được chở bằng phà đến các quần đảo. Sau đó các nguồn tiếp liệu này được mang đi ngang qua đảo bằng cách đi bộ hoặc xe đẩy tay. Vài tín hữu Giáo Hội từ Quelimane, Mozambique, đã cắm trại trên đảo trong ba tháng để giúp giảng dạy và xây cất.
Giếng được thiết kế để cho thoát nước mưa, loại bỏ ô nhiễm. Trong một số cộng đồng, các cư dân dựng lên các hàng rào bằng gỗ và lót gạch các lối đi xung quanh những cái giếng, bằng cách sử dụng gạch họ đã học được để tự làm ra với các vật liệu do Giáo Hội hiến tặng.
Tại các buổi lễ chính thức, quyền sở hữu giếng nước được chuyển qua cho dân của mỗi làng. Một số dân cư đã từng đào giếng đã bày tỏ lòng biết ơn rằng các kỹ năng mới học được của họ—làm gạch, đúc xi măng và củng cố xi măng với thép, và sử dụng
các dụng cụ—sẽ giúp họ tìm được thêm việc làm. Những người khác bày tỏ lòng biết ơn về cơ hội được học các kỹ năng lãnh đạo.
Tiếp theo mùa mưa sau đó, khơng có báo cáo về bệnh lây lan bằng nước uống trong các làng có giếng.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hơn một tỷ người trên thế giới thiếu sự tiếp cận với nước sạch. Nhờ sáng kiến nước sạch của Giáo Hội, con số đó đã được giảm bớt qua một tiến trình có liên quan đến những người trong cộng đồng trong việc lập và thực hiện các dự án, cung cấp công sức để xây cất các cơ sở cần thiết, được huấn luyện, và bảo trì các nguồn phương tiện đã được hồn tất.
Ngoài các dự án nước sạch ở khắp Châu Phi, Giáo Hội còn tài trợ các sáng kiến nước sạch ở châu Á, Trung Mỹ, Đông Âu, Ấn Độ, Indonesia, Quần Đảo Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Đơng Nam Á, và các địa điểm khác trên khắp thế giới. ◼