Người tham gia can thiệp

Một phần của tài liệu QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 39 - 40)

1. Vai trò của những người tham gia can thiệp

a) Bác sĩ: Phát hiện, đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý kèm theo; Chỉ định và theo dõi quá trình sử dụng thuốc nếu cần; Theo dõi, đánh giá diễn biến quá trình can thiệp của trẻ.

b) Chuyên viên tâm lý: Đánh giá sự tiến triển của các kĩ năng phát triển; can thiệp hành vi, can thiệp các vấn đề cảm xúc của trẻ; tham vấn tâm lý cho gia đình.

c) Kĩ thuật viên ngôn ngữ trị liệu: Phát triển các kĩ năng lời nói, ngơn ngữ, giao tiếp chức năng và tự nhiên cho trẻ.

d) Kĩ thuật viên hoạt động trị liệu: Tăng cường khả năng độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày; giảm thiểu các khó khăn trong điều hịa giác quan.

đ) Kĩ thuật viên vật lý trị liệu: Cải thiện những kĩ năng vận động, nhận thức về tư thế, cử động cơ thể.

e) Giáo viên giáo dục đặc biệt: Những người được đào tạo về giáo dục cho trẻ khuyết tật. Giáo viên giáo dục đặc biệt có thể được đào tạo để thực hiện các phương pháp, mơ hình can thiệp cụ thể nào đó, ví dụ như phân tích hành vi ứng dụng (ABA), hỗ trợ hành vi tích cực (positive behavior supports), hoặc mơ hình phát triển sớm Denver (ESDM).

f) Những cán bộ khác: Trong trường hợp trẻ có các vấn đề thuộc về chuyên khoa sâu thì cần có thêm các thành viên khác tham gia điều trị, ví dụ:

- Bác sĩ chuyên khoa thần kinh

- Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và dinh dưỡng

2. Làm việc nhóm

Một trẻ tự kỷ có thể có khó khăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy khơng có một phương pháp can thiệp duy nhất tác động tất cả vấn đề. Để đảm bảo tính nhất quán, hệ thống và hiệu quả trong suốt quá trình can thiệp thì cần phối hợp làm việc nhóm đa ngành. Làm việc nhóm khơng chỉ mang lại lợi ích cho trẻ tự kỷ mà cịn hữu ích cho mỗi thành viên trong nhóm trong việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi kiến thức chuyên môn.

Trưởng nhóm là bác sĩ, là người chịu trách nhiệm tập hợp nhóm, tổ chức các cuộc họp, điều phối hoạt động của các thành viên, ra quyết định cuối cùng và thay mặt nhóm làm việc với gia đình. Các cuộc họp và thảo luận trường hợp diễn ra sau khi có đánh giá đầy đủ về trẻ và định kỳ trong quá trình can thiệp. Lựa chọn cán bộ tham gia làm việc nhóm tùy kết quả đánh giá và nhu cầu can thiệp của trẻ và gia đình. Các thành viên hiểu và thực hiện được vai trị theo lĩnh vực chun mơn, tơn trọng và hỗ trợ những người khác, có trách nhiệm phối hợp và cập nhật thông tin về trẻ, đảm bảo kế hoạch can thiệp ở mỗi chuyên ngành được tích hợp trong một kế hoạch chung có hệ thống, tồn diện và khoa học. Tài liệu về kế hoạch, hoạt động can thiệp cụ thể cho trẻ và hướng dẫn gia đình được viết rõ ràng và mọi thành viên đều tiếp cận được.

3. Vai trị của gia đình

Cha mẹ tham gia tích cực vào q trình can thiệp, được đào tạo hướng dẫn bởi các nhà chun mơn, sau đó áp dụng thực hành lên trẻ, cải thiện môi trường sống, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của trẻ.

Cha mẹ cũng được tiếp cận thường xuyên với kế hoạch can thiệp, góp ý kiến nhằm giúp kế hoạch được thực hiện tối ưu tại mơi trường gia đình và các mơi trường khác.

Q trình can thiệp cần một nhóm làm việc đa ngành.

Một phần của tài liệu QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)