Năm 2008,dự kiến kim ngạch 9,5 tỷ USD

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 25 - 28)

I. Dệt May Việt Nam: những thành tựu đạt được

5. Năm 2008,dự kiến kim ngạch 9,5 tỷ USD

Với kết quả đã đạt được năm 2007, ngành Dệt May phấn đấu năm 2008 đạt chỉ tiêu xuất khẩu là 9,5 tỷ USD, vượt qua dầu thô (dự kiến đạt 9 tỷ USD). Như vậy, xuất khẩu hàng dệt may sẽ về đích trước gần 2 năm so với kế hoạch đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2010.

Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường chính trong năm 2008 là Mỹ đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt 1,6 - 1,8 tỷ USD và thị trường Nhật đạt khoảng 800 triệu USD.

Năm 2007, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ diễn ra khá suôn sẻ. Tất cả 5 Cat hàng dệt may bị áp dụng cơ chế giám sát không có biểu hiện nào đáng lo ngại và phía Mỹ cũng tuyên bố chưa bán phá giá vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì cơ chế giám sát cho đến hết năm 2008. Trước tình hình này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, tránh những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng

đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ tự khởi kiện chống bán phá giá. Hơn nữa, bắt đầu từ 1/1/2008, Hiệp hội dệt may Việt Nam sẽ nhờ Hải quan thu phí trị giá 0,01% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đi Mỹ để lấy kinh phí thuê tư vấn chống lại các vụ kiện.

Là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003.

Theo các chuyên gia Vụ Xuất- nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU.

So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh cao do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.

Hiện nay Mỹ và EU đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO dự thảo thỏa thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng.

Với đề xuất này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và chuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất của mình cho phù hợp.

Ngoài 2 thị trường lớn trên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần đẩy mạnh xuất khẩu tới Nhật Bản, Mêhicô, Đài Loan...Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng tới các thị trường nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch rất cao trong 2 năm 2006 và năm 2007 như Arập Xê út, Singapo, Ucraina, Campuchia, Brazil, Thái Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ...

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tới một số thị trường

Thị trường Năm 2006 (USD)

So 06/05 (%) Tỷ trọng KN năm 2006 Năm 2007 (USD) So 07/06 (%) Tỷ trọng KN năm 2007 Mỹ 3.044.578.648 16,97 52,18 4.464.846.921 46.65 57,39 EU 1.243.802.232 37,46 21,32 1.489.358.989 19.74 19,14 Nhật Bản 627.631.744 3,93 10,76 703.846.323 12.14 9,05 Đài Loan 181.411.982 -0,95 3,11 161.137.224 -11.18 2,07 Canada 97.304.524 20,23 1,67 135.495.465 39.25 1,74 Hàn Quốc 82.900.300 67,55 1,42 84.962.558 2.49 1,09 Nga 62.438.296 30,33 1,07 79.040.130 26.59 1,02

Mêhicô 0,00 54.531.325 0,70 Trung Quốc 29.695.879 265,92 0,51 43.109.281 45.17 0,55 Thổ Nhĩ Kỳ 5.696.843 134,99 0,10 37.815.679 563.80 0,49 Hồng Kông 31.144.900 148,75 0,53 36.627.356 17.60 0,47 UAE 27.406.316 351,44 0,47 28.543.848 4.15 0,37 Campuchia 18.516.032 5,640 0,32 28.541.830 54.15 0,37 Malaysia 33.684.586 37,78 0,58 25.333.409 -24.79 0,33 Singapore 19.108.360 285,40 0,33 24.152.919 26.40 0,31 Inđônêxia 17.417.452 1.036 0,30 24.802.963 42.40 0,32 ả Rập Xê út 18.142.725 166,95 0,31 27.197.926 49.91 0,35 Ôxtrâylia 23.677.017 -4,54 0,41 24.169.316 2.08 0,31 Ukraina 12.232.452 284,32 0,21 21.430.912 75.20 0,28 Thái Lan 10.711.086 367,75 0,18 16.413.745 53.24 0,21 Nam Phi 3.372.915 124,38 0,06 13.298.430 294.27 0,17 Thụy Sỹ 10.826.785 31,97 0,19 11.345.936 4.80 0,15 Philipine 6.361.150 373,29 0,11 11.204.768 76.14 0,14

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w