Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu quản trị ngân hàng thương mại thực trạng cho vay (Trang 29 - 32)

“Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”

a. Không tập chung cho vay một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực

Để hạn chế rủi ro ngân hàng công thương Thanh Hoá không nên tập chung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học rút ra từ các cuộc đổ vỡ, do không tuân thủ nguyên tắc này.

b. Không nên dồn vốn đầu tư vào một số khách hàng.

Cùng với mục đích trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định, cho vay của ngân hàng. Cho dù một khách hàng kinh doanh có hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cho vay cũng chịu tổn thất lớn.

c. Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ

Ngân hàng cho vay cần phối hợp với ngân hàng khác hoặc tài chính tín dụng khác để thực hiện các hợp đồng cho vay hợp vốn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng cho vay phân tán được rủi ro mà không bị mất nguồn nguồn thu từ phương án vay vốn khả thi.

2.3.4. Trích lập dự phòng rủi ro.

Trích lập dự phòng rủi ro là biện pháp để khắc phục tình trạng sảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay. Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng, nhất là chi phí cơ hội khi không sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư cho các đối tượng hấp dẫn và đương nhiên làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên trích lập dự phòng không chỉ là biện pháp mà còn là nguyên tắc bắt buộc của ngân hàng cho vay để chống đỡ rủi ro cho vay. Khi mà các khoản cho vay nợ quá hạn mất khả năng thu hồi. Quỹ dự phòng rủi ro là chi phí mà ngân hàng cho vay bỏ ra để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả.

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 3.1: Giảng dạy học phần

3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập

- Giáo trình môn học quản trị ngân hàng thương mại chi tiết và đầy đủ, tuy nhiên đôi khi còn nhiều số liệu chưa được chính xác.

- tài liệu học môn quản trị ngân hàng thương mại đa dạng và đưa ra nhiều khía cạnh của ngành nghề ngân hàng giúp sinh viên hiểu rõ hơn.

3.1.2. Cơ sở vật chất

Thuận lợi:

- phòng học đầy đủ về vật chất như bàn ghế, máy chiếu, đèn,…

- phòng thư viện sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát, có đầy đủ tài liệu để sinh viên tham khảo học tập.

Khó khăn: không có

3.1.3. Tính hữu ích và thiết thực của môn học

- Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn quản trị ngân hàng thương mại em thấy được môn này là một môn học khó nhưng hay, giáo trình nêu tổng quan về ngân hàng thương mại và hệ thống ngân hàng thương mại việt nam, các khung pháp lý áp dụng cho ngân hàng, giáo trình còn nêu lên những rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải và cách quản trị rủi ro đó như thế nào cho hợp lý, hiệu quả.

- Môn học nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận lẫn thực tiễn về hoạt động quản trị ngân hàng thương mại: báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, quản trị tài sản – nợ, quản trị thanh khoản và dự trữ, quản trị rủi ro, quản trị vốn của ngân hàng thương mại.

- Trong thời gian học tập giảng dạy, sự nhiệt tình và hiểu biết của thầy giáo đã giúp cho sv hiểu rõ vấn đề trong bài giảng, giải quyết vấn đề nhanh và hoàn chỉnh.

- Đây là môn học chuyên ngành vì vậy để người học nghiên cứu có hiệu quả đòi hỏi họ phải được trang bị trước một số môn học mang tính chất cơ sở hay bổ trợ như: quản trị học, kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, Lý thuyết tài chính tiền tệ, nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

- Môn quản trị ngân hàng thương mại cũng là bước đệm cho sv học ngành tài chính – ngân hàng, cung cấp cho sinh viên kiến thức hữu ích về hệ thống ngân hàng, các phương thức quản trị một ngân hàng thương mại.

3.1.4. Nhận xét về giảng viên giảng dạy

- Thầy giáo là một người có học vị cao, thầy đi nhiều nơi tham gia nhiều buổi thuyết trình thực tế, thầy vừa là một nhà quản trị vừa là một nhân viên nên kiến thức của thầy có thể nói là rất rộng.

- Thầy đưa ra các ví dụ thực tế để sinh viên tìm hiểu và tự giải đáp, tạo điều kiện cho sinh viên hỏi và giải đáp các thắc mắc của sinh viên một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Một phần của tài liệu quản trị ngân hàng thương mại thực trạng cho vay (Trang 29 - 32)