THIỀN KHỞI ĐẦU:

Một phần của tài liệu Thubten-Chodron_Doi-Mat-Voi-Cac-Van-De-Trong-Cuoc-Song (Trang 130 - 132)

Bắt đầu bằng ý thức về việc ta đang ngồi trong căn phòng này, trên gối thiền này. Ý thức rằng ta đang chia sẻ không gian với nhiều người khác, những người ủng hộ ý muốn hướng về tâm linh của ta và ta cũng dành cho họ sự ủng hộ giống như thế. (dừng lại)

Ý thức về các cảm giác trong chân. Nếu có bất cứ sự căng thẳng nào ở đó, hãy thư giãn chân (dừng lại). Ý thức về các cảm giác ở lưng, vai, ngực và hai cánh tay. Một số người chất chứa sự căng thẳng của họ ở đôi vai. Nếu thế, bạn nên so vai lên đến tai, rút cằm vào một chút, và để vai hạ xuống một cách mạnh mẽ. Bạn có thể thực hiện động tác này một đơi lần để thư giãn vai (dừng lại). Hãy ý thức đến các cảm giác ở cổ, hàm và mặt. Nhiều người thường căng cơ hàm lại một cách căng thẳng. Hãy để hàm thư giãn. Hãy để các cơ mặt thư giãn (dừng lại). Hãy ý thức rằng vị thế của thân vững chải nhưng cũng thư giãn. Vững chải và cân bằng có thể đi đơi với thư giãn. Tương tự tâm ta cũng có thể qn bình, vững chải mà khơng căng thẳng. Nó có thể thư giãn, mà khơng vơ tâm. (dừng lại). Đó là cách chúng ta chuẩn bị thân. Giờ hãy chuẩn bị tâm. Ta làm điều này bằng cách vun trồng động lực. Bắt đầu bằng cách tự hỏi: “Động lực nào khiến tơi tối nay có mặt ở đây?” Khơng có câu trả lời đúng hay sai. Chỉ là để tự qn xét. “Tơi đến vì động lực gì? Tại sao tơi đến nơi này?” (dừng lại) Bất cứ động lực khởi đầu của bạn là gì, hãy đặt nền tảng trên đó, biến nó thành một động lực rộng mở. Hãy nghĩ, “Qua việc hành thiền và nghe

Đối Mặt Với Các Vấn Đề Trong Cuộc Sống heo Quan Điểm Phật giáo - 131

Pháp, nguyện cho tơi có thể phục vụ chúng sanh và đem lại lợi ích cho người. Nguyện những việc tơi làm sẽ đưa đến sự giải thốt cho bản thân và cho người khỏi khổ và đạt được giác ngộ”. Phát khởi tâm từ bi khiến ta muốn thực hành Pháp và tìm sự giác ngộ hồn tồn. Chúng ta thực hành điều này vì lợi ích của bản thân và lợi ích của mọi chúng sanh. Đó là động lực chúng ta muốn phát khởi. (dừng lại) Giờ hãy chú tâm vào hơi thở. hở bình thường, tự nhiên. Ý thức đến mỗi hơi thở ra và hơi thở vào. Quán sát xem điều gì đang xảy ra trong thân và tâm khi bạn thở ra, thở vào. Có thể bạn muốn đặt sự chú tâm ở môi trên và mũi, ý thức đến cảm giác của khơng khí khi nó ra vào, hoặc bạn thấy dễ chú tâm hơn nếu bạn đặt sự chú tâm ở bụng và quán sát sự phồng, xẹp khi thở. Bạn cũng có thể đặt chánh niệm vào hơi thở vào và ra ở thân nói chung. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy chọn một trong các cách trên và giữ nguyên như thế trong suốt thời khóa thiền. hỉnh thoảng, quán sát nội tâm. Xét xem nếu bạn vẫn còn chánh niệm đến hơi thở hay tâm bạn đã trở nên đờ đẫn, xao lãng. Nếu bạn bị xao lãng bởi ý nghĩ hay âm thanh, hãy ý thức điều đó và mang tâm trở về với hơi thở. Nếu tâm trở nên đờ đẫn, hãy kiểm soát lại tư thế ngồi, hãy chắc là lưng bạn thẳng và đầu ngẩng lên. Hãy khép hờ mắt, nhìn xuống. Ta khơng nhìn bất cứ thứ gì nhưng ánh sáng đi vào mắt và điều đó giúp ta khơng hơn trầm. Bằng cách chánh niệm vào một đối tượng, trong trường hợp này là hơi thở, hãy để tâm thanh thản và trở nên thanh tịnh. Trong khi thở, hãy để bản thân

132- Đối Mặt Với Các Vấn Đề Trong Cuộc Sống heo Quan Điểm Phật giáo

ngồi và thở một cách tự tại. Những gì bạn đang làm là quá tốt. Hãy bằng lịng với những gì đang xảy ra ngay bây giờ: bạn đang ngồi ở một nơi an tồn và thở. Điều đó tuyệt vời làm sao! Chúng ta sẽ ngồi trong im lặng một khoảng thời gian, chánh niệm đến hơi thở (dừng lại, sau đó đánh chng).

Một phần của tài liệu Thubten-Chodron_Doi-Mat-Voi-Cac-Van-De-Trong-Cuoc-Song (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)