Cách làm mô hình quân nhựa:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC: “DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC” (Trang 33 - 35)

C. Hệ thống 4 việc làm trong quy trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 CGD

4. Cách làm mô hình quân nhựa:

- Người ta thường nói: Trẻ em thì rất hiếu động, không bao giờ ngồi yên một chỗ, nhất là ở lớp một, thường đùa giỡn và hay chọc phá nhau.Giáo dục các em là một lẻ, nhưng tính hiếu động của các em thì không thể ngăn cản..Nếu ta lấy sỏi, đá để làm thì việc đầu tiên là khó có thể tìm những viên sỏi ,đá có kích thước ngang nhau, chắc chắn rằng cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh, vì trẻ có thể bỏ vào miệng bất cứ lúc nào( nếu chúng quên, tưởng là kẹo lại càng khổ hơn.) Một điều nữa có thể xảy ra là lấy đá ném nhau trong giờ ra chơi do tính hiếu động. Cho dù đây chỉ là hi hữu nhưng không thể không xảy ra.Với số lượng học sinh đông thì trong giờ chơi giáo viên chúng ta cũng không thể quán xuyến hết được các em. Tôi chắc chắn rằng không ai đảm bảo được điều đó. Còn nếu dùng nút áo hay nam châm màu… thì tất nhiên lại phải bỏ tiền ra để mua. Những thứ này không phải rẻ, mà nam châm màu không phải dễ kiếm. Đối với gia đình khá giả thì không nói gì, nhưng với gia đình khó khăn thì sao?. Họ không có khả năng. Đúng là như vậy!”Điều đáng nói nữa là trẻ sẽ rất hay đánh mất những thứ đó…Đúng không quý vị?. Vậy tại sao chúng ta không tìm một mô hình nào đó thay thế, vừa rẻ, vừa tiện lợi, và cũng hơi bắt mắt với các em, lại bền nữa, có thể sử dụng

lâu dài cho những năm tiếp theo. Chịu khó lúc đầu thôi, thầy cô ạ!

- Vậy điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với mô hình quân nhựa đến thế? Phải chăng mô hình này đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng thầy cô giáo cần quan tâm đến:

+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.

- Học sinh đã hỏi tôi “Cô ơi!ống hút này dùng để uống sữa, uống nước, còn làm được gì nữa không cô?”. Từ lúc đó tôi tự nghĩ, mình phải làm gì để trả lời được câu hỏi đó. Từ đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, tham khảo tài liệu, sách báo, được bạn bè tận tình góp ý, tôi đã vận dụng tạo ra một đồ dùng bằng ống hút nhựa có tên là “Hoa lục giác”. Phần nào thỏa mãn được nhu cầu của trẻ nhỏ.

*HOA LỤC GIÁC: +Nguyên liệu:

- 1 bịt ống hút màu ( tùy số lượng học sinh) +Cách làm:

- Chỉ cần cầm ống hút, gập đôi lại, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt đầu gấp. Dùng tay kia quấn dần theo như hình lục giác cho đến hết, bạn đã có mô hình.

+Cách sử dụng:

- Khi đọc tiếng thì lấy từng mô hình đặt dần xuống( như chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã hướng dẫn).

- Học sinh có thể sử dụng học toán về phép cộng và phép trừ - Lấy kim và chỉ kết lại thành rèm cửa để trang trí cho ngôi nhà bạn.

- Học được các màu sắc thông qua môn tiếng Anh( nếu trường đang dạy môn Tiếng Anh)

*Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên đầu ngón tay trỏ sẽ hơi bị đau một chút, nhưng bảo đảm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. “Vì tương lai con em chúng ta”, đầu ngón tay đau một chút chỉ là chuyện nhỏ, phải không các thầy cô?.

IV.VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC: “DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC” (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w