Siêu lợi nhuậ n: (2) – (3) 5 Thừa số hiện tại hóa (15%) (5)

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP - PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ potx (Trang 33 - 37)

- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản

4.Siêu lợi nhuậ n: (2) – (3) 5 Thừa số hiện tại hóa (15%) (5)

5. Thừa số hiện tại hóa (15%) (5) 6. Giá trị hiện tại của siêu lợi nhuận (6) = (4).(5) 100 20 13 7 106 22 13,8 8,2 0,8696 7,1 112,3 24,2 14,6 9,6 0,7561 7,3 119,1 26,6 15,5 11,1 0,6575 7,3 126,2 29,3 16,4 12,9 0,5718 7,4 133,8 32,2 17,4 14,8 0,4972 7,4 GW=7,1+7,3+7,3+7,4+7,4=36,5 tỷ đồng.

Từ đó: giá trị doanh nghiệp X = giá trị tài sản thuần + GW =

Các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp Trang 34

4.4 Hạn chế :

- Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, thì khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì được lợi thế đó một cách lâu dài. Do vậy, dựa trên cơ sở nào mà người ta có thể có lượng thời gian thu lợi nhuận là 3 năm, 7 năm? Hay sau 4 năm nữa sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh làm mất siêu lợi nhuận của doanh nghiệp? Những sự tác động từ phía bên ngoài như vậy thực ra rất khó dự đoán. Chính vì thế, dựa trên lập luận về siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai.

- Phương pháp này phản ánh sự kết hợp giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận. Nó đòi hỏi phai đánh giá cả tài sản hiện tại và thu nhập trong tương lai. Chính vì thế nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của các phương pháp đó, chẳng hạn như: Định giá các tài sản đặc biệt, không có bán trên thị trường, xác định các tham số bị chi phối bởi nhiều các yếu tố chủ quan như lợi nhuận tương lai, tỷ suất hiện tại hóa…

- Theo như công thức tính toán,chúng ta có thể thấy rằng, ứng với một sự lựa chọn về r thì lợi nhuận “bình thường” của tài sản sẽ được khuyếh đại lên một lượng rất lớn là At (giá trị tài sản đưa vào kinh doanh). Nghĩa là, GW có biên độ giao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r. Do vậy, có thể nói rằng, khi áp dụng phương pháp nayfneeus thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng, dễ dẫn đến những kết luận sai lầm về giá trị TSVH của doanh nghiệp.

- Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đinh lượng GW, cũng như nhiều phương pháp khác, ngoại trừ phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần, là không cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư đánh gía triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Thiếu những cơ sở dữ liệu này, các chuyên gia đánh giá sẽ lựa chọn những tham số mang nhiều tính chủ quan.

Các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp Trang 35

4.4 Ưu điểm :

- Cho đến nay, phương pháp định lượng GW là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Và có thể nói rằng, đây là một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có cơ sở lý luận vững chắc nhất. Nó đã thiết lập được cơ sở lý luận để chứng minh rằng giá trị của một doanh nghiệp – “một tổ chức kinh doanh”, được cấu thành từ 2 yếu tố: hữu hình và vô hình. Việc xây dựng công thức tính GW, một mặt là sự chứng minh cho tiềm lực hay giá trị về mặt “tổ chức” của doanh nghiệp là ở các khoản thu nhập trong tương lai. Mặt khác, nó cũng là cơ sở để người ta lượng hóa yếu tố này.

- Công thức (1) như đã chỉ ra:

V0 = ANC + GW

Cho thấy rằng, phương pháp tính toán GW đã tạo nên lợi thế khá lớn cho các chuyên gia định giá thông qua việc bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài san thuần của doanh nghiệp. Vì nếu giá trị tài sản (ANC, At) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị của GW. Ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị của tài sản thì sẽ được bù đắp một phần giá trị tăng lên của GW.

- Phương pháp GW tạo cơ sở để người ta phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp. Bởi việc định lượng GW theo cách tiếp cận Anglo – Saxons và CPNE thì :

( Bt + thuế thu nhập) / Tỷ lệ thay đổi của sản lƣợng

Sẽ cho ta một hệ số về đòn bẩy, đánh giá về mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi giá trị tài sản được đánh giá cao (ANC, At), đặc biệt là giá trị của TSCĐ, buộc người ta phải nghĩ ngay đến rủi o kinh doanh có thê xảy ra, và cần phải thực hiện ngay việc phân tích sự tác động của sản lượng đến lợi nhuận trước thuế và lãi. Từ đó, xác định ảnh hưởng của nó đến siêu lợi nhuận trong kỳ ngắn hạn.

- Trong các mô hình đơn giản hóa, đôi khi người ta còn thay r bằng lãi suất ttrais phiếu Chính phủ. Với sự đơn giản hóa này, nhìn vào sự biến động của của mức lãi suất đó người ta có thể ước lượng được những rủi ro có thể xảy đến với các danh nghiệp thông qua công thức tính GW.

Các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp Trang 36 - Phương pháp GW xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở tính đến cả lợi ích của người mua và người bán. Công thức xác định đã hàm chứa một điều rằng: Người mua doanh nghiệp nhằm thu được khoản lợi nhuận ccao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản, chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Hơn nữa, nó còn chỉ ra quan niệm về mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư. Đó là một cơ sở quan trọng của mội quyết định đầu tư vào SXKD.

- Nếu như những cơ sơ thông tin dữ liệu đạt được độ tin cậy cần thiết để tính các tham số, thì theo các phương pháp khác vẫn có thể tồn tại 1% nghi ngờ nào đó về kết quả xác định được. Nhưng với cơ sở lý luận chặc chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp định lượng GW bao giờ cũng mang lại một sự tin tưởng vững chắc hơn.

Các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp Trang 37

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP - PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ potx (Trang 33 - 37)