Trong cơ chế thị tr−ờng, mọi quyền và nghĩa vụ của ng−ời sử dụng đất/sở hữu bất động sản phải lấy giá đất/bất động sản làm cơ sở mới đảm bảo đ−ợc sự lành mạnh và công bằng. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng quy định đ−ợc công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm (Điều 56 Luật đất đai) là căn cứ rất tốt để xác định giá cho từng thửa đất và từng đơn vị bất động sản. Giá trị của từng thửa đất và từng đơn vị bất động sản phải đ−ợc tổ chức đăng ký định kỳ mới là cơ sở cụ thể cho những hoạt động có tính chất thị tr−ờng và căn cứ để thực hiện các mục tiêu của quản lý Nhà n−ớc. Tuy nhiên, việc đăng ký giá đất sẽ có hiệu quả rất cao cả về thị tr−ờng và cả về quản lý, nh−ng tính khả thi còn bị hạn chế bởi những điều kiện sơ khai của thị tr−ờng Việt Nam, do đó, cần có một lộ trình hợp lý để biện pháp này trở thành hiện thực - Việc có thể làm ngay là ghi nhận một cách chính thức tất cả các giao dịch thành đã đ−ợc đăng ký, vừa làm cơ sở ban đầu cho việc định giá, vừa làm căn cứ để tính giá trị gia tăng qua các lần giao dịch tiếp theo, sau đó là từng b−ớc hình thành các vùng giá cho từng khu vực, từng địa ph−ơng; vùng giá đ−ợc hình thành đến đâu thì tổ chức đăng ký giá đến đó - Những vùng sầm uất trong đô thị đ−ợc chọn làm tr−ớc và đ−ợc điều chỉnh định kỳ - Tiến độ của lộ trình này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý (Nhà n−ớc), tổ chức và nhân lực hành nghề chuyên nghiệp (xã hội) và tính năng động của thị tr−ờng (thể chế và đầu t−), sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố này là môi tr−ờng thuận lợi nhất để việc đăng ký giá đất tiến hành xuôn xẻ và phát huy hết tác dụng, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá thị tr−ờng. Việc đăng ký giá đất sẽ làm cho nhiệm vụ công bố giá đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng trở nên nhẹ nhàng, đồng thời còn giúp
cho cơ quan quản lý và nhà đầu t− dự báo đ−ợc biến động của thị tr−ờng tr−ớc khi đ−a ra quyết định có liên quan.